New Page 1
THỔ PHỤC LINH
Smilax glabra Wall. ex Roxb.
1832
Họ: Khúc khắc Smilacaceae
Bộ: Khúc khắc Smilacales
Đặc điểm nhận dạng:
Dây leo, cành zíc zắc, nhẵn
không gai. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình mác thuôn, 3 gân chính, mép lá viền
dày, dài 5 - 18cm, rộng 2 - 7cm. Hoa đơn tính khác gốc, họp thành tán ở nách lá,
cuống tán rất ngắn hoặc gần như không có. Nụ hoa gần hình cầu, 3 cạnh thô. Quả
chín màu tím đen có phấn ở ngoài.
Nơi sống và sinh thái:
Cây sống dưới rừng và cây
bụi ven đường, ở sườn núi, trảng cỏ, ở độ cao 300 - 1500 m. Mùa hoa vào mùa thu đông,
mùa quả chín vào mùa xuân hè. Tái sinh bằng hạt và thân rễ.
Phân bố:
Việt Nam: Lạng Sơn, Quảng
Ninh (đảo Ba Mùa), Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh phúc, Hoà Bình, Hà Tây, Hải Hưng, Ninh
Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hoà (Nha Trang),
Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận.
Thế giới: Trung Quốc, Đài
Loan, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia.
Giá trị:
Cây thuốc qúy, thân rễ được
dùng làm thuốc chữa phong thấp, gân xương co quắp d89au nhức, tràng nhạc, ung
nhọt, giải độc thủy ngân. Thân rễ có thể ngâm rượu với một số cây con khác làm
thuốc bổ. Thân rễ của loài này được xuất khẩu với khối lượng lớn sang Lào.
Tình trạng:
Sẽ nguy cấp. Do cây bị đào
lấy thân rễ làm thuốc, nên đã huỷ diệt số lượng cá thể. Nếu tốc độ khai thác như
hiện nay sẽ dẫn đến sự cạn kiệt về loài. Mức độ đe doạ: Bậc V.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
cần khai thác có mức độ và
bên cạnh việc khai thác tự nhiên, cần gây trồng để lấy nguyên liệu làm thuốc.
Tài
liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam - trang 368.