TUNG
TUNG
Tetrameles nudiflora
R. Br., 1838
Macaranga balakrishnanii
B.Mitra & Chakrab., 1991
Anictoclea grahamiana
Nimmo, 1839
Tetrameles grahamiana
(Nimmo) Wight, 1853
Họ: Đăng Datiscaceae
Bộ:
Thu hải đường Begoniales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây
gỗ lớn, rụng lá, cao hơn 40 m với đường
kính thân
đến 1m hay hơn nữa,
rễ có bạnh vè phát triển; vỏ thân màu xám,
trắng. Lá có phiến hình trứng - tròn, dài 12 - 15 cm, rộng 10 - 13 cm, gốc hình
tim, đầu có đuôi nhọn ngắn, khi non có lông ở cả hai mặt, khi già trở nên gần
nhẵn, có 4 - 6 gân mọc từ gốc cùng với gân chính và 4 đôi gân bậc hai khác;
cuống lá dài 5 - 12 cm; sẹo lá gần tròn. Hoa
đơn tính, khác gốc, xuất hiện trước khi ra
lá mới. Cụm hoa có lông. Cụm hoa đực dạng hoa chùm; hoa đực có 4 thùy đài ngắn,
không có cánh hoa và có 4 nhị. Cụm
hoa cái dạng chùy dài;
hoa cái có ống đài hình trứng, ở trên đầu
có 4 răng ngắn, không có cánh hoa; bầu có 4 vòi ngắn, ở đầu không chẻ. Quả khô
tự mở ở đầu, hình trứng. Hạt rất nhiều, nhỏ, dẹt.
Sinh học, sinh thái:
Sống ở những khu vực đất thấp trong rừng thường xanh, nơi có độ cao không quá
500 - 700 m. Mùa quả chín tháng 3. Tái sinh bằng hạt, mọc rải rác trong
rừng mưa nhiệt
đới nửa rụng lá mưa mùa, trên đất đỏ bazan.
Phân bố:
Trong nước: Ninh Bình (Cúc Phương). Đắc Lắc (Buôn Ma Thuột, Krông Ana. Krông
Pách), Lâm Đồng (chân đèo Bảo Lộc), Đồng Nai (Tân Phú: Định Quán), Bà Rịa - Vũng
Tàu (Vườn
quốc gia Côn Đảo).
Nước ngoài: Assam, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Đông Himalaya, Ấn Độ, Jawa,
Lào, Đảo Sunda, Malaya, Myanmar, Nepal, New Guinea, Queensland, Sri Lanka,
Sulawesi, Sumatera, Thái Lan.
Giá trị:
Nguồn gen độc đáo. Loài duy nhất của chi
Tetrameles.
Gỗ mềrn, dùng trong xây dựng và đóng đồ
dùng gia đình; vỏ thân dùng làm thuốc nhuận tràng.
Tình trạng:
Biết không chính xác. Trước đây gặp khá nhiều, nhưng số lượng cá thể trong những
năm gần đây bị giảm sút rất nhanh chóng vì bị chặt lấy gỗ và đặc biệt môi trường
sống là rừng trên đất đỏ bazan bị phá hủy để trồng cây công nghiệp. Có thể bị
tuyệt chủng.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Bảo vệ nguyên vẹn trong tự nhiên ở một số khu rừng cấm và nghiên cứu đưa trồng
làm cây lấy gỗ.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2000 - phần thực vật - trang 279.