ĐƯỚC ĐÔI
ĐƯỚC ĐÔI
Rhizophora apiculata
Blume, 1827
Rhizophora candelaria DC., 1828
Họ: Đước Rhizophoraceae
Bộ: Sim Myrtales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây bụi hay gỗ nhỏ (ở Bắc
bộ) hay cây gỗ to (ở Nam bộ), cao 25 - 30 m, đường kính 60 - 70
cm. Vỏ cây màu
xám, dày 2,5 cm, nứt dọc. Gốc có nhiều
rễ chống hình
chân nôm, cao 1 - 2m. Lá đơn, mọc
đối; phiến lá hình bầu dục - thuôn hay gần hình mũi mác, dài 10 - 16
cm, rộng 3 -
6 cm, đầu và gốc lá nhọn, dày, cứng bóng, mặt dưới có nhiều chấm màu đen, gân
giữa nâu đỏ, gần bên mờ; cuống dài 1,5 - 3 cm, màu đỏ nhạt. Lá kèm dài 4 - 8
cm, màu hồng
hay đỏ nhạt. Cụm
hoa xim có 2 hoa, cuống dài 0,5 - 1
cm, mọc từ nách lá đã rụng.
Các lá bắc con làm thành hình chén ở gốc hoa. Hoa không cuống, đài hợp, chia 4
thùy, dài 1 - 14 cm, rộng 6 - 8mm. Tràng hoa có 4 cánh mỏng, hình mũi mác, dài 8
- 11mm, rộng 1,5 - 5mm. Nhị 8 - 12. Bầu bán hạ, 2 ô; vòi 2 thùy. Quả hình quả lê
ngược, dài 2 - 2,5 cm, cỏ màu nâu, sần sùi. Trụ nấm hình trụ dài 20 - 35
cm, phía
dưới phình to, màu lục, khi chín màu hồng.
Sinh học,
sinh thái:
Cây mọc ở các khu
rừng ngập mặn, bán ngập mặn cửa
sông, ven biển, nơi thủy triều trung bình, bùn sét chặt, ưa mặn, bãi sa bồi.
Thường chiếm ưu thế hoặc gần như thuần loại ở rừng ngập mặn, có tần đất tụ dày
và màu mỡ, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều và bồi tụ mạnh. Tái sinh
mạnh dưới tán
cây tiên phong như: Mắn đen (Avicennia officinalis),
Mắm trắng (Avicennia alba). Lúc đầu
mọc hỗn giao và sau đó
chiếm ưu thế tuyệt đối. Mùa hoa tháng 4 - 5, đội khi
quanh năm, mùa quả chín tháng 11. Hạt nảy mầm thành cây con trên cây mẹ, khi
thành thục thì xuất hiện một vòng cổ dài 0,8 - 12
cm giữa phần quả và trụ mầm.
Cây con rụng vào các tháng 7 - 9.
Phân bố:
Việt Nam: Bà Rịa - Vũng Tàu
(Vũng tàu - Côn Đảo), Kiên Giang (Hà Tiên, Phú Quốc ), vùng cửa sông Cửu Long,
bán đảo Cà Mau và từ Trung trung bộ đến Hà Tiên, chủ yếu Nam bộ.
Nước ngoài: Trung Quốc, Ấn Độ,
Xri Lanca, Mianma, Thái Lan, Cambodia, Malaysia, Singapor, Indonesia, Philippin,
Niu Ghinê, Australia.
Giá trị:
Gỗ cứng, khá bền, dùng tốt
trong xây dựng, đóng đồ đạc, chống lò, cho than ít khói, nhiệt lượng cao. Vỏ
nhiều tanin để nhuộm lưới và thuộc da. Lá làm phân xanh, hoa nuôi ong. Quần xã
là thành phần chính của rừng ngập mặn có vai trò chắn sóng gió, bảo vệ vùng ven
biển. Là nơi nuôi dưỡng và cung cấp thức ăn cho các loài hải sản có giá trị cao.
Tình trạng:
Sẽ nguy cấp. Do khai thác
bừa bãi quá mức, không có kế hoạch, chặt cây phá rừng lấy đất làm đầm nuôi tôm
và sản xuất nông nghiệp khác, nên mặc dù diện tích rừng và trữ lượng cây rất
lớn, ngày nay lại bị giảm sút nhanh chóng và có phần nghiêm trọng.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Có kế hoạch khai thác, không
phá rừng bừa bãi. Cần quy hoạch rõ ràng, bảo vệ nguồn nguyên liệu.
Tài
liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật - trang 237.