Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Võ diệp liên
Tên Latin: Petrosavia sakuraii
Họ: Tỏi độc Melanthiaceae
Bộ: Hành Liliales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    VÔ DIỆP LIÊN SAKURA

VÔ DIỆP LIÊN SAKURA

Petrosavia sakuraii (Makino) J. J. Smith ex V. Steen., 1934

Miyoshia sakuraii Makino, 1903

Petrosavia sinii auct. non (Krause) Krause, 1930

Protolirion sakuraii (Makino) Dandy, 1931

Họ: Tỏi độc Melanthiaceae

Bộ: Hành Liliales

Đặc điểm nhận dạng:

Cỏ hoại sinh, mọc tụm, cao (5)10 - 20(27) cm, nhỏ, mảnh, thân đơn độc; thân rễ mảnh, thường có các vảy lợp lên nhau. Lá trên thân tiêu giảm thành dạng vảy, không có diệp lục, dài 0,4 - 0,6 cm, mọc cách nhau 1 - 2 cm, chóp nhọn, gốc ôm lấy thân. Cụm hoa chùm, mọc ở đỉnh, dài 2 - 8,5 cm, có 6 - 20 hoa. Hoa đều, lưỡng tính. Bao hoa 6 mảnh, hợp ở gốc thành ống ngắn, phần trên 6 thuỳ, xếp thành 2 vòng. Nhị 6, rời nhau, đính ở gốc thuỳ bao hoa. Bầu trung, 3 lá non dính nhau 1/3 chiều dài, vòi nhuỵ 3, đầu nhuỵ gần như hình đầu. Quả nang, mở ở khe bụng lá non. Hạt hình thuôn, có cánh.

Sinh học, sinh thái:

Muà ra hoa tháng 7 - 8, mùa quả tháng 9 - 10. Mọc trên các cây gỗ khô mục, trên lớp mùn dưới rừng thường xanh, trong hốc cây, đám rêu.

Phân bố:

Trong nước: Quảng Ninh (Hạ Long).

Nước ngoài: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia, Autralia.

Giá trị:

Loài có dạng sống đặc biệt, đồng thời lá không có diệp lục là nguồn gen hiếm và độc đáo trong bộ Liliales.

Tình trạng:

Rất hiếm gặp, có số lượng cá thể ít, đồng thời nạn phá rừng làm nương rẫy cho nơi nên cư trú bị xâm hại.

Phân hạng: CR B1 + 2 b,c.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đang được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "bị đe doạ" (Bậc T). Đề nghị đưa vào trồng trọt để bảo vệ nguồn gen.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 404.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Võ diệp liên

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này