MẠCH MÔN BẮC BỘ
MẠCH MÔN
BẮC BỘ
Ophiopogon
tonkinensis
Rodr. 1928.
Họ: Tóc tiên Convallariaceae
Bộ: Măng tây Asparagales
Đặc điểm nhận dạng:
Cỏ nhiều năm, có thân rễ ngắn. Lá
mọc tụm ở gốc; phiến lá hình mũi giáo, 15 - 20 x 3 - 4 cm; cuống lá dài 10 - 20
cm. Cụm hoa chùm, dài 15 - 25 cm, nhiều hoa, trong mỗi lá bắc có 2 - 4 hoa; lá
bắc hình mũi giáo - trứng, dài 6 - 9 mm. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, đều, lưỡng tính;
cuống hoa có đốt ở giữa. Bao hoa 6 mảnh, dài 4 - 5 mm, phía dưới dính nhau ít,
phía trên 6 thuỳ, xếp thành 2 vòng. Nhị 6, rời nhau, chỉ nhị dài 1mm, bao phấn
dài 3 mm. Bầu trung, 3 ô, mỗi ô 2 no•n; vòi nhuỵ dạng sợi, dài 3 - 4 mm.
Sinh học và sinh thái:
Muà ra hoa tháng 8 - 9, quả tháng 10
- 3 (năm sau). Mọc nơi đất ẩm nhiều mùn, râm mát, dưới rừng, hốc cây, hốc đá,
ven suối.
Phân bố:
Trong nước: Hà Giang (Đồng Văn),
Lạng Sơn (Đồng Đăng), Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hoà Bình.
Thế giới: Trung Quốc (Vân Nam).
Giá trị:
Nguồn gen hiếm, có giá trị bảo tồn.
Tình trạng:
Khu phân bố bị thu hẹp do nạn chặt
phá rừng.
Phân hạng:
VU B1 + 2b, c.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đang được ghi trong Sách Đỏ
Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Đề nghị đưa vào trồng để bảo vệ
nguồn gen.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 386.