HOÀNG TINH CÁCH
HOÀNG
TINH HOA TRẮNG
Disporopsis longifolia
Craib, 1912
Polygonatum
laoticum
Gagnep., 1934
Họ: Tóc tiên Convallariaceae
Bộ:
Măng tây Asparagales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây thảo, sống
nhiều năm, cao 0,5 - 1,2 m. Thân rễ nạc, gồm nhiều cục gắn với nhau thành chuỗi,
phân nhánh, nằm ngang; đường kính 2 - 3 cm. Thân mang lá nhẵn, lúc non có đốm
tím hồng, sau xanh trắng, đường kính 0,3 - 0,6 cm. Lá mọc so le, cuống ngắn;
phiến lá thuôn hay mác dài, nhọn 2 đầu, 10 - 20 x 2,5 - 3,5 cm, 5 gân chính hình
cung. Cụm hoa gồm 5 - 7 cái, mọc ở kẽ lá, có cuống dài 0,6 - 1cm. Hoa màu trắng,
bao hoa hình chén, đầu chia 6 thuỳ tam giác. Nhị 6, đính ở miệng ống; chỉ nhị
dẹp, có tai ở đầu. Quả thịt; hình cầu, đường kính 0,4 - 0,5 cm. Khi chín từ màu
xanh chuyển sang màu trắng. Hạt nhỏ.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa tháng 3 -
5, quả tháng 5 - 9. Nhân giống tự nhiên bằng hạt. Cây con thường thấy xung quanh
gốc cây mẹ. Phần thân mang lá lụi hàng năm vào mùa đông, chồi mới mọc từ thân rễ
vào đầu mùa xuân. Thân rễ bị g•y, phần còn lại vẫn có thể tái sinh. Cây đặc biệt
ưa ẩm và ưa bóng. Thường mọc thành khóm trên đất ẩm nhiều mùn hay trên các hốc
đá, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm - đặc biệt là ở rừng núi đá vôi, ở độ cao
khoảng 400 - 1.500 m.
Phân bố:
Trong nước: Lai
Châu (Phong Thổ), Điện Biên, Lào Cai (Mường Khương, Bát Xát, Than Uyên, Văn Bàn),
Sơn La (Mường La), Hà Giang (Quản Bạ, Bắc Mê), Cao Bằng (Quảng Hoà), Bắc Kạn (Ba
Bể, Na Rì), Thái Nguyên (Tam Đảo), Lạng Sơn (Tràng Định, Bắc Sơn), Vĩnh Phúc
(Tam Đảo), Hà Tây (Ba Vì), Hoà Bình (Mai Châu), Ninh Bình (Cúc Phương).
Nước ngoài: Trung
Quốc, Thái Lan, Lào.
Giá trị:
Thân rễ (củ) chế
biến thành "thục", là vị thuốc quý dùng nhiều trong y học cổ truyền, có tác dụng
bổ trung ích khí, mạnh gân xương, chữa phong thấp; làm đẹp da, đen tóc...
Tình trạng:
Thường xuyên bị
khai thác trong vòng vài chục năm trở lại đây; trữ lượng giảm mạnh; nhiều vùng
chỉ còn cây nhỏ hoặc đ• trở nên hiếm rõ rệt. Hiện chỉ còn ở khu bảo tồn thiên
nhiên Tát Kẻ - Bản Bung (Nà Hang - Tuyên Quang) và Vườn Quốc gia Ba Bể thỉnh
thoảng gặp cây lớn. Nạn phá rừng làm nương rẫy cũng trực tiếp làm thu hẹp vùng
phân bố (Văn Bàn và Mường Khương - Lào Cai; Tràng Định - Lạng Sơn).
Phân hạng:
VU A1c,d
Biện pháp bảo vệ:
Loài đang được
ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “sẽ nguy cấp” (Bậc V) và Danh
mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số
32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì
mục đích thươơơơơng mại. Bảo vệ các quần thể hiện có trong các Vườn quốc gia (Ba
Vì, Tam Đảo, Ba Bể, Cúc Phương). Chỉ nên khai thác những cây lớn, có thân rễ (củ)
khoảng 100 gam trở lên.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 385.