NẦN ĐEN
NẦN ĐEN
Dioscorea membranacea
Pierre ex Prain & Burk. 1914
Họ: Củ nâu Dioscoreaceae
Bộ: Củ nâu Dioscoreales
Đặc điểm nhận
dạng:
Thân rễ phân
nhánh nhiều, đường kính có thể đạt tới 5 cm, thịt màu trắng xanh, chứa nhiều
nước, vỏ màu đen. Thân khí sinh quấn trái, có khía dọc,
gốc có gai nhọn. Lá mọc so le, đơn nguyên
hoặc 3 - 5 thuỳ; gốc cuống lá có 2 gai nhỏ cong. Hoa đơn tính, khác gốc. Hoa đực
có bao hoa hình ống, 6 thuỳ, 6 nhị. Hoa cái có bao hoa giống hoa đực. Bầu dưới.
Quả nang 3 cánh. Hạt có cánh tròn.
Sinh học, sinh
thái:
Thân rễ dưới đất,
tháng 2 - 3 mọc thân khí sinh, tháng 5 - 6 ra hoa kết quả, tàn lụi vào tháng 10
- 11.
Phân bố:
Trong nước: Sơn
La (Mộc Châu), Gia Lai (Krông Pa), Bà Rịa - Vũng Tàu (núi Dinh), Kiên Giang (Hà
Tiên).
Thế giới:
Campuchia, Lào, Malaya, Myanmar, Thái Lan.
Giá trị:
Nguồn gen hiếm.
Thân rễ có saponin, dùng để thuốc cá, cây có độc.
Tình trạng:
Vùng phân bố hạn
chế, nhưng nơi cư trú rất hẹp, số lượng ít, bị đe doạ do tác động của môi
trường.
Phân hạng:
EN A1a, b.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đang được
ghi trong Sách đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Khoanh vùng
bảo vệ hoặc trồng trọt tại nguyên thổ. Cần di thực một vài cá thể về trồng ở
Vườn cây thuốc để bảo vệ nguồn gen.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 400.