Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Nần nghệ
Tên Latin: Dioscorea collettii
Họ: Củ nâu Dioscoreaceae
Bộ: Củ nâu Dioscoreales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NẦN NGHỆ

NẦN NGHỆ

Dioscorea collettii Hook. f. 1892

Dioscorea oenea Prain & Burk. 1914

Họ: Củ nâu Dioscoreaceae

Bộ: Củ nâu Dioscoreales

Đặc điểm nhận dạng:

Dây leo quấn, sống nhiều năm, dài 5 - 10 m. Thân rễ màu vàng, phân nhiều nhánh ngắn tạo thành một khối có đường kính đạt tới 20 cm. Lá đơn, mọc cách; phiến lá hình tim, cỡ 6 - 10 x 5 - 9 cm; có 7 gân, trong đó 3 gân gốc vươn tới chóp lá; ở gốc cuống lá có 2 gai nhỏ cong (lá kèm biến dạng). Cụm hoa đực là những xim dài 10 - 30 cm, mỗi xim có 3 - 4 hoa. Hoa đực không cuống; bao hoa gồm 6 mảnh dính nhau ở gốc, với 6 thuỳ hình tam giác ở đỉnh. Nhị hữu thụ 3 có chỉ nhị chia đôi thành hình nạng và mỗi nhánh mang 1 bao phấn; nhị lép 3, hình dùi. Cụm hoa cái hình chùm, dài 15 - 30 cm. Hoa cái có 2 lá bắc; bao hoa 6 thuỳ, không có nhị lép; núm nhụy 3 thuỳ. Quả nang quặt lại, có 3 cánh, 3 ô, mỗi ô chứa 2 hạt. Hạt có cánh tròn.

Sinh học, sinh thái:

Thân rễ nằm dưới đất, đến tháng 2 - 3 mới mọc thân khi sinh, tháng 5 - 6 ra hoa và kết quả, cây tàn lụi vào tháng 11 - 12. Mọc rải rác ven rừng, trong rừng Tre nứa, trảng cây bụi, ven suối, sườn núi.

Phân bố:

Trong nước: Sơn La (Mộc Châu).

Nước ngoài: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma.

Giá trị:

Trong thân rễ chứa diosgenin, là nguyên liệu bán tổng hợp thuốc chữa đau khớp, đau lưng gối, viêm đường tiết niệu, bạch đới, giảm cholesteron, chữa rắn độc cắn.

Tình trạng:

Phân bố rất hẹp, mọc rất rải rác, nơi sống bị xâm hại do tàn phá rừng.

Phân hạng: EN A1a,b,c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đang được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Bảo vệ những cây còn sót lại ở Mộc Châu. Điều tra bổ sung về khu phân bố và Tình trạng. Thu thập cây giống trồng bảo tồn tại các vườn thực vật.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật - trang 398.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Nần nghệ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này