THIÊN MÔN RÁNG
THIÊN MÔN RÁNG
Asparagus filicinus
Buch. - Ham. ex D. Don, 1825
Asparagus qinghaiensis Y.Wan, 1991
Protasparagus
filicinus
(Buch.-Ham. ex D.Don) Kamble, 1992
Họ: Măng tây Asparagaceae
Bộ:
Măng tây Asparagales
Đặc điểm nhận
dạng:
Dây leo nhỏ bằng
thân quấn, không gai, dài 0,7 - 1,5 cm, phân cành. Rễ củ mọc thành chùm, hình
thuôn dài 2 - 4 cm, đường kính 0,6 - 1,2 cm, vỏ màu nâu hay nâu đen, có xơ ở lõi.
Lá rất nhỏ, dạng vảy; cành nhỏ có dạng lá (diệp chi), hình liềm, mọc tụ tập 3 -
6 cái, dài 0,5 - 0,8cm. Hoa tạp tính, 1 - 2 cái, mọc ở kẽ lá, màu vàng xanh nhạt;
cuống hoa mảnh, có đốt ở gần giữa; dài 0,5 - 1 cm. Bao hoa gồm 6 mảnh nhỏ, dài
2mm. Hoa đực có 6 nhị, thấp hơn bao hoa. Hoa cái có 6 nhị tiêu giảm; bầu rất nhỏ,
phần trên kéo dài thành vòi nhuỵ, thò ra khỏi bao hoa, đầu dạng đĩa. Quả mọng,
hình cầu, đường kính khoảng 5 mm; khi chín màu tím đen, 1 hạt.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa quả tháng
8 - 12. Nhân giống tự nhiên chủ yếu bằng hạt. Có khả năng tái sinh sau khi bị
chặt phát. Cây ưa ẩm, ưa sáng hay hơi chịu bóng; thích nghi với điều kiện khí
hậu ẩm mát của vùng núi cao. Mọc rải rác ở ven rừng, giáp nương rẫy, ở độ cao
1.500 - 1.600 m.
Phân bố:
Trong nước: Lào
Cai (Sapa), Lâm Đồng (Lang Bian).
Nước ngoài: Ấn Độ,
Trung Quốc, Bangladesh, Đông Himalaya, Myanmar, Nepal, Pakistan, Thái Lan.
Giá trị:
Nguồn gen tương
đối hiếm đối với Việt Nam. Rễ củ dùng làm thuốc ho, bổ phổi.
Tình trạng:
Hai điểm phân bố
quá tách biệt; ước tính diện tích ở cả 2 nơi dưới 500 km2. Số lượng
cá thể ở mỗi điểm ít, nhất là ở khu vực Sapa. Do mọc gần nương rẫy nên dễ bị tàn
phá (Sapa). Đã từng bị khai thác (Lang Bian).
Phân hạng:
EN B1+2 b,c
Biện pháp bảo vệ:
Loài đang được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc
R). Tiếp tục có biện pháp bảo vệ điểm phân bố ở Lang Bian. Tạm thời không
nên khai thác loài này, vì đã có loài Thiên môn đông (Asparagus
cochinchinensis)
phân bố phổ biến ở vùng ven biển và có công dụng làm thuốc tương tự. Thu thập về
nghiên cứu trồng, bảo tồn ngoại vi (Ex Situ) tại vườn Trại thuốc Sapa và vườn
Trung tâm cây thuốc Đà Lạt (Viện dược liệu).
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật - trang 382.