BÌNH LINH NGHỆ
BÌNH LINH NGHỆ
Vitex ajugiflora
Dop., 1928
Họ: Cỏ roi ngựa Verbenaceae
Bộ: Hoa môi Lamiales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ lớn, cao
20 - 30 m. Cành non gần như vuông, có lông mịn màu trắng nhạt, sau nhẵn; vỏ màu
hồng nhạt, có rãnh dọc phía dưới nơi đính cuống lá. Lá mọc đối, kép chân vịt,
thường (3 -) 5 lá chét; cuống chung dài 4 - 6 cm, rộng và dẹt ở 2 đầu. Lá chét
hình ngọn giáo, cỡ 7 - 15 x 2 - 4 cm, những lá bên có kích thước nhỏ hơn; chóp
lá nhọn dài; gốc nhọn hay thuôn; mép nguyên; 2 mặt nhẵn nhưng có tuyến; gân bên
12 - 15 đôi; cuống lá chét dài 3 - 10 mm. Cụm hoa hình chuỳ ở đỉnh cành, dài và
3 hoa, hoa ở giữa gần như không cuống, 2 hoa bên có cuống dài 2 - 5 mm; 2 lá bắc
hai bên nhọn, nhỏ, tồn tại. Đài hình chuông, dài 1,5 mm, có lông và có tuyến ở
phía ngoài, 5 thuỳ nhỏ, nhọn. Tràng màu vàng nhạt, có lông và có tuyến màu vàng
ở phía ngoài, ống tràng hình phễu, dài 3 mm, gần như nhẵn ở phía ngoài, có lông
dài, màu vàng ở họng, 2 môi: môi trên 2 thuỳ dìa 0,5 - 0,6 mm, nhẵn ở mặt trong;
môi dưới có u phình to ở phía dưới, màu tím, 3 thuỳ: thuỳ giữa lớn, có lông dài
bên trong, dài 3 mm, 2 thuỳ bên tròn, dài 1,5 mm. Nhị 4 hơi thò, đính ở giữa ống
tràng; chỉ nhị có lông ở phía dưới; bao phấn 2 ô màu hồng. Bầu nhẵn, có tuyến ở
đỉnh; vòi dài bằng nhị, đỉnh xẻ hai thuỳ. Quả hạch, hình trứng, rộng 3 - 4 mm,
khi chín có màu đen, mang đài hình đấu tồn tại.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa ra hoa tháng
6 - 8. Tái sinh bằng hạt. Cây gặp trong rừng ẩm, ở độ cao tới 800 m.
Phân bố:
Trong nước: Đắk
Lắk (Krông Pắk), Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đồng Nai (Biên Hòa), Bà Rịa - Vũng Tàu
(núi Dinh).
Nước ngoài:
Campuchia.
Giá trị:
Có giá trị bảo
tồn, gỗ cứng, không bị mối mọt được dùng trong xây dựng.
Tình trạng:
Loài có khu phân
bố bị chia cắt. Số lượng cá thể trưởng thành suy giảm nhanh do tác động khai
thác của con người.
Phân hạng:
VU B1+2e.
Biện pháp bảo
vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
"sẽ nguy cấp" (Bậc V). Nên khoanh khu bảo tồn như ở Đắk Lắk, Lâm Đồng thì loài
này tạm thời an toàn. Nên thu hạt giống đưa vào trồng rừng, vì Bình linh nghệ là
một loài cho gỗ.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 361.