TẬT LÊ
GAI MA VƯƠNG
Tribulus terrestris
L.
1753
Tribullus
lanuginosus
L. 1753
Họ:
Tật lê Zygophyllaceae
Bộ:
Cam Rutales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cỏ nhỏ lâu năm,
phân nhiều nhánh trải ra trên mặt đất, dài 30 - 60 cm, thân và cành phủ lông
trắng nằm. Lá mọc đối, kép lông chim, gồm 5 - 7 đôi lá chét bằng nhau; mặt dưới
phủ lông mịn; phiến lá chét dài 1 - 2,5 cm, rộng 0,4 - 0,8 cm; cuống lá chét rất
ngắn, viền mép nguyên; chỉ nổi rõ 1 gân chính ở giữa. Hoa mọc riêng lẻ, đối diện
với cuống lá; cuống hoa ngắn. Đài 5. Cánh hoa 5, mỏng, ngắn hơn 1 cm, mầu vàng,
sớm rụng. Nhị 10 có 5 dài, 5 ngắn. Bầu 5 ô, phủ lông. Quả nhỏ, khô, cấu tạo bởi
5 mảnh vỏ rắn như xương, lưng có gai hình 3 cạnh, tách rời nhau ra, quả rộng 1,5
cm kể cả gai, có lông mềm, dưới vỏ quả dầy là những hạt dài 2 - 3 mm. Cây có mầm
không nội nhũ.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa tháng 5 -
7, có quả tháng 9 - 10. Tái sinh bằng hạt. Chịu được nắng nóng vùng cát khô
duyên hải. Mọc ở bãi xát ven biển đến ven sông vùng núi thấp, cần nhiều ánh sáng
và không bị ngập nước, ở độ cao tới 300 m.
Phân bố:
Trong nước: Quảng
Bình, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hoà (Cam Ranh), Ninh Thuận (Phan Rang), Bình Thuận
(Tuy Phong).
Nước ngoài: Ấn Độ,
Trung Quốc, Thái Lan.
Giá trị:
Nguồn gen quý.
Cây thuốc quý đã được nhân dân các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam dùng từ lâu
đời có tác dụng bổ thận, lợi tiểu, lợi sữa, kích dục, liệt dương, làm thuốc cầm
máu khi bị băng huyết...
Tình trạng:
Tuy loài phân bố
tương đối rộng nhưng nơi sống rải rác. Ngoài ra nơi sinh sống cũng bị người dân
khai phá lấy đất trồng cây hoa mầu, lương thực. Do đó loài đang bị đe doạ lâm
vào tình trạng diệt chủng.
Phân hạng: EN
A1a,c,d B1+2b,c.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
“hiếm” (Bậc R). Nên khoanh một diện tích cần thiết ở Tuy Phong (Bình Thuận) nơi
mọc tập trung và có điều kiện tự nhiên phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển để
giữ giống và bảo vệ nguồn gen. Ngoài ra cần khuyến khích dân ở ven biển tận dụng
nơi đất hoang hoá gây trồng để lấy nguyên liệu làm thuốc và bán nhằm tăng thêm
thu nhập kinh tế.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 364.