DÂY ĐAU XƯƠNG
DÂY ĐAU XƯƠNG
Tinospora sinensis
(Lour.) Merr., 1934
Campylus
sinensis
Lour., 1790
Cocculus chondodendrum
DC., 1817
Tinospora
tomentosa
(Colebr.) Hook. f. et Thoms., 1885
Họ: Tiết dê Menispermaceae
Bộ:
Mao lương Ranunculales
Đặc điểm nhận
dạng:
Dây leo, thân
tròn, mập nước, khi non có lông, khi già nhẵn, vết lá và lỗ vỏ lồi rõ trên thân.
Lá đơn đôi khi chia 3 thùy, dài 7 - 15 cm, rộng 4,5 - 12 cm, hình trứng hoặc gần
tròn, có lông ở cả hai mặt, mép lá nguyên hoặc hơi nhăn nheo, gân chân vịt, 5 -
7 gân phân chia từ gốc chạy tới mép và nối liền với nhau. Cuống lá dài 4 - 9 cm,
đôi khi tới 12cm. Cây mang hoa đơn tính cùng gốc. Cụm hoa chùm đơn độc hay một
vài chùm mọc từ nách lá đã rụng. Hoa đực có 6 lá đài xếp thành 2 vòng, mỗi vòng
3, 6 cánh hoa, 6 nhị. Hoa cái có số lá đài và cánh hoa như hoa đực, 6 nhị lép, 3
lá noãn. Quả hạch hình bán cầu lõm, màu đỏ hoặc da cam, có dịch nhầy.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa tháng 2,
mùa quả chín tháng 6. Cây tái sinh bằng hạt, sinh trưởng nhanh. Mọc ở ven rừng
rậm hay trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao 800 - 900 m.
Phân bố:
Trong nước: Quảng
Ninh (Quảng Hà: Hà Cối), Hà Tây, Ninh Bình.
Nước ngoài:
Bangladesh, Campuchia, Trung Nam Trung Quốc, Đông Nam Trung Quốc, Đông Himalaya,
Ấn Độ, Myanmar, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan
Giá trị:
Thân làm thuốc
chữa bệnh đau xương, lá dùng chữa đau khớp.
Tình trạng:
Biết không chính
xác. Mức độ đe doạ: Bậc K.
Đề nghị biện
pháp bảo vệ:
Bảo vệ loài trong
tự nhiên, không chặt phá. Đưa về trồng để tạo nguồn nguyên liệu. Điều tra thêm
nơi phân bố và tình trạng.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 283.