Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cam thảo đá bia
Tên Latin: Telosma procumbens
Họ: Thiên lý Asclepiadaceae
Bộ: Long đởm Gentianales 
Lớp (nhóm): Cây leo thân gỗ  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CAM THẢO ĐÁ BIA

CAM THẢO ĐÁ BIA

Telosma procumbens (Blanco) Merr., 1912

Pergularia procumbens Blanco, 1837

Cynanchum hirtum Blanco, 1837

Họ: Thiên lý Asclepiadaceae

Bộ: Long đởm Gentianales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây leo, có nhựa mủ trắng. Lá mọc đối; phiến lá hình trứng, thuôn hay bầu dục, cỡ 6 - 20 x 3 - 12 cm, mỏng; gốc hình nêm đến hình tim; đỉnh nhọn; gân bên 6 cặp. Cụm hoa xim, dạng tán, nhiều hoa; cuống cụm hoa 1 - 3 cm. Cuống hoa 1 - 1,5 cm; đài hình bầu dục, thuôn hay trứng, 3,5 x 2 mm, có lông. Tràng màu vàng nhạt, không mùi; ống tràng dài bằng thùy tràng, họng tràng có lông; thùy tràng hình thuôn, khoảng 8 x 2,5 mm; mặt ngoài nhẵn, mặt trong có lông. Thùy tràng phụ nhọn, cao bằng hay cao hơn phần phụ bao phấn. Chỉ nhị dính nhau; bao phấn 2 ô, có phần phụ ở đỉnh; hạt phấn họp thành khối phấn và có sáp bao ngoài vách khối phấn; cơ quan truyền phấn có gót đính (retinaculum) và 2 chuôi (caudicula); khối phấn hoa hướng lên, chỉ có một khối phấn trong mỗi ô phấn. Đầu nhụy hình nón ngắn. Quả 2 đại, hình mác, cỡ 10 x 2 cm. Hạt nhỏ có túm lông.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 4 - 5, quả tháng 7 - 9. Cây ưa ẩm, chịu bóng, chịu khô hạn

Phân bố:

Trong nước: Lạng Sơn, Phú Yên (Tuy Hòa: núi Đá Bia)

Nước ngoài: Trung Quốc, Philippin.

Giá trị:

Nguồn gen quý hiếm. Rễ được dùng thay cam thảo bắc, làm thuốc ho rất tốt (vị ngọt của rễ là một saponin tritecpen, không độc).

Tình trạng:

Đang nguy cấp. Phạm vi phân bố hẹp (núi Đá Bia ở Phú Yên), số lượng cá thể ít. Từ lâu nhân dân đị phương đã biết dùng làm cây thuốc, thậm chí có những cây còn nhỏ cũng bị đào lấy rễ..

Phân hạng: EN B1+2b.

Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "đang nguy cấp" (Bậc E). Ngăn chặn nạn phá rừng và khai thác một cách hợp lý. Bảo vệ triệt để tại các điểm phân bố nói trên. Trồng bằng hạt và cây con ở các vườn cây thuốc. Khoanh bảo vệ triệt để vùng núi Đá Bia, vì ở đây còn có nhiều cây trầm hương, cũng bị khai thác bừa bãi. Phát hiện lại, thu cây con, hạt giống về trồng giữ giống tại Nha Trang hoặc thị xã Tuy Hòa.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2010 -  phần thực vật - trang 109.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cam thảo đá bia

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này