Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Sừng dê
Tên Latin: Strophanthus divaricatus
Họ: Trúc đào Apocynaceae
Bộ: Long đởm Gentianales 
Lớp (nhóm): Cây leo thân gỗ  
       
 Hình: Trần thị Anh Đào  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    SỪNG DÊ

SỪNG DÊ

Strophanthus divaricatus (Lour.) Hook. et Arn. 1836

Pergularia divaricata Lour. 1790.

Strophanthus divergens Graham, 1827

Họ: Trúc đào Apocynaceae

Bộ: Long đởm Gentianales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây bụi, trườn dài 2 - 3 m hoặc hơn, phân cành nhiều và một số cành vươn dài, vỏ thân màu nâu hay nâu thẫm, nhiều bì khổng. Lá có cuống, mọc đối chữ thập, phiến lá hình thuôn hay mác thuôn, nhọn hai đầu, dài 5 - 10 cm, rộng 2,5 - 4 cm. Cụm hoa xim, mọc ở kẽ lá hoặc ở nách cành (chồi mới mọc), mỗi cụm hoa thường có 1 đến 3 hoa, màu vàng, khi chưa nở, bên ngoài nụ có màu tía, cuống hoa có 2 lá bắc. Lá đài 5, hình tam giác nhọn dài. Cánh hoa 5, đầu cánh hoa kéo dài rất độc đáo. Nhị 5. Bầu 2 ô. Quả nang, gồm 2 đại hình sừng, đầu hơi nhọn, dài 10 - 15 cm, mọc chĩa về hai phía. Khi chín quả khô tự mở về 2 mảnh. Hạt hình thoi dẹt, đầu kéo dài, mang túm lông. Toàn thân có nhựa mủ, nhất là ở ngọn và lá non.

Sinh học, sinh thái:

Mọc ven đồi, bờ nương rẫy, trảng cây bụi và vờ rào quanh làng ở vùng ven biển. Cây chịu bóng và có khả năng ưa sáng. Cây mọc ở nơi đất tốt và ẩm sinh trưởng mạnh hơn cây mọc ở đồi. Song cây cũng có khả năng chịu hạt tương đối cao. Nhìn chung cây bị che bóng nhiều ít ra hoa kết quả. Mùa hoa tháng 5 - 7, mùa quả chín tháng 8 - 11. Cây mọc chồi chủ yếu vào mùa xuân. Phần thân, cành còn lại sau khi bị chặt vẫn có khả năng tái sinh. Ra hoa hàng năm, nhưng đậu quả thất thường, có năm sai quả, năm ít quả. Hạt có túm lông nên rất thuận lợi cho việt phát tán nhờ gió. Có thể trồng bằng hạt vào mùa xuân. Cũng có thể trồng bằng hạt bằng cách vít cành, những cành bánh tẻ mọc thấp, vít xuống, lấp đất vào giữa, sau khi đã có rễ, đánh trồng đi nơi khác.

Phân bố:

Trong nước: chủ yếu ở ven biển miền Trung. Gặp ở Hà Bắc (Sơn Đông), Nghệ An (Quỳnh Lưu), Hà Tĩnh (Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh...), Quảng Bình (Quảng Trạch, vùng Đèo Ngang), Quảng Trị.

Nước ngoài: Trung Quốc (một số tỉnh phía Nam).

Giá trị:

Nguồn gen qúy trong nguồn tài nguyên cây thuốc thiên nhiên của Việt Nam. Hạt có chứa glucozit, dùng làm thuốc trợ tim đặc hiệu.

Tình trạng:

Mức độ bị đe dọa: Bậc T (theo sách đỏ 1996). Mặc dù cây có vùng phân bố rải rác ở các tỉnh ven biển. Song chỉ có các tỉnh kể trên có khả năng khai thác được dược liệu (hạt), cây đang bị chặt phá bừa bãi, làm cho sản lượng bị giảm sút.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Trước hết cần khoanh vùng bảo vệ một số điểm ở tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình thành nơi khai thác lâu dài hạt sừng dê. Nghiên cứu trồng thêm ngay tại vùng phân bố tự nhiên của nó, để cung cấp một cách ổ định nguyên liệu chế tạo D. strophantin, đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước và có thể xuất khẩu.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2000 - phần thực vật - trang 265.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Sừng dê

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này