SAO LÁ CONG
SAO LÁ CONG
Shorea falcata
J.E. Vidal, 1962
Họ:
Dầu Dipterocarpaceae
Bộ:
Bông Malvaceae
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây
gỗ nhỏ thường xanh, cao 10 - 12m; vỏ màu
xám. Cành non, chồi ngọn, cuống lá và cụm hoa có lông hình sao màu xám tro. Lá
dai, hình trứng thuôn, hơi cong hình mác, dài 8 - 10 cm, rộng 3 - 4 cm, đầu
nhọn, nhẵn; gân bên 12 - 14 đôi, hơi cong về phía
mép lá. Cụm hoa chuỳ, tán thưa, mọc ở nách
lá hay đầu cành, dài 10 - 15 cm.Nụ hình trứng, thót ở đầu, dài 5 mm. đường kính
3mm, gần như không cuống. Hoa màu vàng. Đài dài 3,5 mm, phủ lông màu tro ở mặt
ngoài.
Cánh hoa màu vàng, có đốm đỏ ở mặt ngoài,
phủ đầy lông ở phần không bị lợp, dài 6 - 7 mm. Nhị 50 - 70, có chỉ nhị dài gấp
đôi
bao phấn. Bầu dài 2 mm, phủ đầy lông màu
hoe vàng; vòi nhẵn, dài 1,5 mm. Quả màu nâu, có 5 cánh; 3 cánh to, dài 3 - 5 cm
và 2 cánh nhỏ.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa tháng 6,
mùa quả chín tháng 9 - 10. Mọc trong các rừng nhiệt đới thường xanh, thấp, trên
các bãi và đụn cát đỏ ven biển, cùng với Sao lá tim (Hopea cordata) và
một số loài cây gỗ khác. Cây chịu khô hạn. Tái sinh chồi khá tốt.
Phân bố:
Trong nước: Mới
chỉ tìm thấy ở các xã Xuân Hoà (huyện Sông Cầu, Phú Yên), Cam Hải Đông và Mỹ Ca
(Huyện Cam Ranh, Khánh Hoà).
Nước ngoài: Không
có dẫn liệu.
Giá trị:
Loài
đặc hữu và nguồn gen hiếm của Việt nam, có
khu phân bố hẹp. Cây có khả năng chịu nóng và hạn tốt nên có thể trồng trong các
rừng phòng hộ ven biển và cây cung cấp củi
đun cho nhân dân địa phương, vì khả năng tái sinh chồi sau khi chặt.
Tình trạng:
Hiện nay môi
trường sống đang bị suy giảm mạnh do rừng ven biển bị tàn phá. Số cây còn lại
rất ít, nhưng cũng vẫn bị khai thác lấy củi.
Phân hạng:
CR A1c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
" bị đe doạ" (Bậc
T). Đã được nghiên cứu để gieo trồng ở Phú Yên. Cần bảo vệ các cây mẹ
còn lại rất ít để làm cây giống.
Tài liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 178.