Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Tầm xuân bắc
Tên Latin: Rosa tunquinensis
Họ: Hoa hồng Rosaceae
Bộ: Hoa hồng Rosales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    TẦM XUÂN BẮC

TẦM XUÂN BẮC

Rosa tunquinensis Crep. 1887

Họ: Hoa hồng Rosaceae

Bộ: Hoa hồng Rosales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây bụi trườn cành nhẵn hoặc có lông thưa, có gai uốn cong, lá kép lông chim lẻ với 3 - 7 lá chét hình trứng hay bầu dục thót dần về hai đầu, mép có răng cưa, hai mặt có lông. Cuống lá chét bên rất ngắn hoặc không có, cuống lá chét tận cùng dài 6 - 8 mm, cuống lá có lông, ở gốc có 1 - 2 gai nhọn uốn cong. Lá kém dính với cuống lá, đôi khi tự do, mép nguyên hoặc có răng cưa hay lông tuyến. Cụm hoa chùm. Hoa rộng 2 - 3 cm, có cuống dài 1 - 2 cm, có lông mịn hoặc đối khi có tuyến. Đài hình sống nhẵn hay có lông mịn. Thùy đài hình mác, có lông dày ở mặt ngoài và mép xẻ thùy, sớm rụng. Cánh hoa màu trắng, hình trứng ngược. Vòi thường dính nhau thành bó, có lông. Quả hình cầu, ở đỉnh có sẹo tồn tại do vết dụng của thùy đài để lại, khi chín màu đen nhẵn bóng.

Sinh học, sinh thái:

Cây ưa sáng và ưa ẩm, mọc thành từng đám ở ven đồi và bờ ruộng vùng trung du đồng bằng. Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả chín tháng 8 - 12. Cây tái sinh bằng hạt. Và chồi. Có thể giâm hoặc chiết cành.

Phân bố:

Trong nước: Hà Bắc, Hà Nội, Nam Hà (Kim Bảng).

Nước ngoài: Trung Quốc, Lào.

Giá trị:

Cây trồng làm cây cảnh và làm gốc ghép cho các loại hoa hồng làm cảnh nhập nội khác.

Tình trạng:

Biết không chính xác.

Mức độ đe dọa: Bậc K (theo sách đỏ Việt Nam 1996).

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Bảo vệ loài trong tự nhiên, không chặt phá. Cần nghiên cứu đưa về trồng làm gốc ghép cho một số loài hoa hồng nhập nội. Điều tra thêm nơi phân bố và tình trạng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 1996 - phần thực vật - trang 242.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Tầm xuân bắc

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này