BA GẠC VÒNG
BA GẠC VÒNG
Rauvolfia
verticillata
(Lour.) Baill. 1888.
Dissolena verticillata
Lour.
1790
Rauvolfia chinensis
Hemsl. 1889
Rauvolfia yunnanensis
Tsiang,
1962.
Họ: Trúc đào
Apocynaceae
Bộ: Long đởm Gentianales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây bụi, cao khoảng 1m hoặc hơn; phân cành nhiều; vỏ màu xanh sau màu xám, nhiều bì khổng. Lá có
cuống ngắn, thường
mọc vòng 3, đôi khi mọc đối; phiến lá thuôn nhọn cả 2 đầu, mỏng, 3,5
- 15 x
2 - 4cm; gân bên hơi nổi rỡ ở mặt dưới. Cụm hoa dạng xim tán, thường mọc ở chỗ tiếp giáp mới phân
cành hoặc ở kẽ lá, hiếm khi ở ngọn. Cuống chung của cụm hoa dài 3
- 5cm.
Hoa nhỏ, hình ống, màu trắng hoặc trắng ngà, thường phình ra ở giữa ống tràng,
dài 1,5 - 2cm; đài 5; cánh hoa 5, đầu cánh hoa gần tròn. Nhị 5, ngắn, đính ở
trong ngay chỗ phình ra của ống tràng. Bầu 2 ô, đĩa ôm đến 1/2 bầu; vòi nhuỵ nhỏ,
đầu hình trụ tròn.
Quả hạch, gồm 2 phân quả hình trứng; chỉ dính nhau ở gốc; khi chín màu tím
đen hoặc màu đỏ (Ba gạc việt nam). Hạt nhỏ, hơi dẹt, vỏ cứng, có vân nhăn. Toàn
cây có nhựa mủ trắng, nhất là ngọn và lá non.
Sinh học, sinh thái:
Mùa hoa tháng 4 - 6, quả
tháng 6 - 10. Tái sinh tự nhiên từ hạt và từ phần còn lại sau khi bị chặt. Cây ưa
sáng, hoặc có thể hơi chịu bóng, thường mọc
rải rác ở rừng thứ sinh, ven rừng núi đá vôi, bờ nương rẫy, ở độ cao từ 300
- 1.500m.
Phân bố:
Trong nước: Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng
Ninh, Phú Thọ, Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An.
Nước ngoài: Ấn Độ, Trung
Quốc, Mianma, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia.
Giá trị:
Trong vỏ rễ có chứa
một số alcaloid dùng làm thuốc chữa cao huyết áp.
Tình trạng:
Mặc dù có vùng phân bố
tương đối rộng; nhưng nơi sống thường xuyên bị xâm hại do nạn phá rừng và canh
tác nương rẫy. Đã từng bị khai thác thu mua.
Phân hạng:
VU.
A1a,c
Biện pháp bảo vệ:
Lưu ý bảo vệ triệt để
hơn ở các Khu bảo tồn thiên niên Lang bian (Lâm Đồng); Hoàng Liên Sơn (Lào Cai).
Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1996), với cấp đánh giá "sẽ
bị nguy cấp" (V). Hiện đang được trồng tại vườn thuốc Trại Sapa và Tam Đảo (Viện
Dược liệu).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007- phần thực vật - trang 69.