Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Ba gạc hoa đỏ
Tên Latin: Rauvolfia serpentina
Họ: Trúc đào Apocynaceae
Bộ: Long đởm Gentianales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    BA GẠC HOA ĐỎ

BA GẠC HOA ĐỎ

Rauvolfia serpentina (L.) Benth. ex Kurz, 1877

Ophioxylon serpentinum L., 1753

Họ: Trúc đào Apocynaceae

Bộ: Long đởm Gentianales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây bụi nhỏ, cao 0,4 - 0,6 m, ít khi 1 m; phân cành ít; vỏ màu nâu hay nâu xám, nhiều bì khổng. Lá có cuống, dài 1 - 1,5 cm, mọc vòng 3, tập trung ở đầu cành; phiến lá thuôn hoặc hình mác dài, nhọn đầu; 5 - 8,5 x 2 - 3,5 cm; gân phụ nổi rõ cả hai mặt. Cụm hoa xim dạng ngù hay tán, mọc đầu cành; cuống cụm hoa dài 3 - 5 cm. Hoa nhỏ, hình ống, màu hồng tía, hơi phình ra ở 1/3 từ trên xuống; ống hoa dài 1,5 - 2 cm; đài 5, cánh hoa 5, hình tam giác tròn đầu, vặn trái. Nhị 5, ngắn, đính phía trong ở chỗ phình ra của ống tràng. Vòi nhuỵ nhỏ, đầu hình đèn lồng. Bầu 2 ô, đĩa ôm quá 1/2 bầu. Quả hạch, gồm 2 phân quả, gần hình cầu, đầu hơi nhọn, gốc dính nhau tới gần 1/2 chiều dài quả. Khi chín từ màu đỏ chuyển sang màu tím đen. Hạt nhỏ, vỏ hạt có vân. Toàn cây có nhựa mủ trắng, nhất là ở lá và ngọn non.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa quả từ tháng 4 - 8. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt và từ phần còn lại sau khi bị chặt. Cây ưa sáng, thường mọc rải rác ở ven rừng thứ sinh và nương rẫy cũ, trên đất đỏ bazan, ở độ cao từ 500 - 700 m.

Phân bố:

Trong nước: Đắk Lắk (Krông Buk, Buôn Ma Thuột). Tại vườn thuốc của Viện Dược liệu ở Hà Nội có trồng, nhưng được nhập nội.

Nước ngoài: Bangladesh, Campuchia, Trung Nam Trung Quốc, Đông Himalaya, Ấn Độ, Jawa, Đảo Laccadive, Lào, Đảo Sunda Nhỏ, Malaya, Myanmar, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan.

Giá trị:

Là nguồn gen hiếm đối với Việt Nam. Trong vỏ rễ có chứa một số alcaloid (hàm lượng cao) có tác dụng hạ huyết áp. Là nguồn nguyên liệu ba gạc chủ yếu để sản xuất thuốc chữa cao huyết áp trên thế giới.

Tình trạng:

Loài có khu phân bố rất hẹp ở Việt Nam (Đắk Lắk); số cá thể ít; nơi sống là bờ nương rẫy và ven rừng thường bị xâm hại, dễ bị rủi ro.

Phân hạng: CR A1c, B1+2 b,c

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "đang nguy cấp" (Bậc E). Xác định điểm có những cây còn sót lại mọc tập trung, khoanh bảo vệ (Krông Buk). Thu thập về trồng ở các vườn thực vật và vườn cây thuốc ở Ban Mê Thuột hoặc ở các tỉnh phía Nam. Trồng được bằng hạt.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 70.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Ba gạc hoa đỏ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này