Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Hoa cánh dài
Tên Latin: Psiloesthes elongata
Họ: Ô rô Acanthaceae
Bộ: Hoa mõm sói Scrophulariales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    HOA CÁNH DÀI

HOA CÁNH DÀI

Psiloesthes elongata Benoist, 1935

Họ: Ô rô Acanthaceae

Bộ: Hoa mõm sói Scrophulariales

Đặc điểm nhận dạng: 

Cây bụi, nhánh trườn. Cành hình trụ, có lông nhỏ, sau nhẵn. Lá mọc đối, nguyên, phiến hình trứng - mác, cỡ 3 - 9 x 1,2 - 1,6 cm, gốc tròn, đầu thót nhọn dài, mỏng, nhẵn, trừ gân giữa ở mặt dưới có lông nhỏ; gân bên 5 - 6 đôi; cuống dài 5 - 7 mm. Cụm hoa xim ở nách lá, gồm 3 - 5 hoa, cuống ngắn; lá bắc dài 1 - 1,2 cm, hình mác hẹp; lá bắc nhỏ dài 0,4 - 0,5 cm. Lá đài 5, hình dải, dài 0,5 cm, hợp ở nửa dưới. Cánh hoa dài 4,5 - 5 cm, có ống hình trụ hẹp, dài 2 cm, hơi phình ở phần trên và chia 2 môi hẹp, dài 1,8 cm; môi dưới xẻ 3 thuỳ, chỉ sâu 0,5 cm; môi trên nguyên và tròn ở đầu. Nhị 2 đính ở họng tràng và thò dài ra ngoài; bao phấn hình dải, đính cao không bằng nhau. Bầu nhẵn, 2 ô, mỗi ô 2 noãn; vòi nhẵn; núm xẻ đôi. Quả chưa biết.

Sinh học, sinh thái:

Cây ra hoa tháng 5 - 7 và tháng 11. Tái sinh bằng hạt. Mọc dưới tán rừng xanh mưa mùa ẩm ở chân núi đá vôi, ở độ cao không quá 600 m.

Phân bố:

Trong nước: Mới thấy ở Lạng Sơn (Thanh Mọi, Chi Lăng: Vạn Linh).

Nước ngoài: Chưa biết.

Giá trị:

Loài đặc hữu và nguồn gen hiếm của Việt Nam. Cây được dùng làm thuốc.

Tình trạng: 

Loài đang nguy cấp, suy giảm quần thể 50%, suy giảm khu phân bố và nơi cư trú, chỉ tồn tại 1 - 2 điểm; môi trường sống bị phá hủy do nạn phá rừng làm nương rẫy.

Phân hạng: EN B1 + 2b,c.

Biện pháp bảo vệ:

Loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “bị đe doạ” (T). Đề nghị bảo vệ loài trong tự nhiên, không chặt phá. Đưa về trồng để giữ nguồn gen và tạo nguồn nguyên liệu. Điều tra thêm phân bố và tình trạng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 34.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Hoa cánh dài

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này