CÒ KÉN
CÒ KÉN
Pavieasia anamensis
Pierre, 1895
Guioa krempfii
Gagnep., 1947
Pavieasia yunnanensis
H.S.Lo, 1979
Sapindus anamensis
Pierre, 1895
Họ: Bồ hòn Sapindaceae
Bộ:
Bồ hòn Sapindales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ nhỏ, ít
khi cao qúa 10 - 15 m, đường kính thân đến 40 cm hay hơn. Cành mảnh, không lông,
lá kép lông chim một lần chẵn, cuống lá dài 20 - 40 cm, lá chét 6 - 8 có phiến
dài 10 - 16 cm, rộng 3 - 5,5 cm, hình bầu dục thon, gốc không đối xứng, có 9 đôi
gân bậc hai, cuống lá chét dài 2 - 4 mm. Cụm hoa chùy ở đầu cành hay nách lá,
dài 10 - 30 cm, có lông nằm. Hoa nhỏ, màu hồng tía, đường kính 4 mm, cuống hoa
dài 2 mm, lá đài 5, hình trứng, dài 2,5 mm, không lông có vảy ở gốc, nhị 5 - 8,
chỉ nhị có lông, dài 4,5 mm, đĩa mật hình móng ngựa, bầu hình bầu dục, có 3 ô.
Quả hình 3 cạnh, dài 3,5 - 5,5 cm, đường kính 2 - 3,5 cm, vỏ hóa gỗ, dày 3 - 7
mm. Hạt 3 dài 1,2 cm, rộng 1,7 cm, màu nâu, nhẵn.
Sinh học, sinh
thái:
Mọc rất rải rác
dưới tán rừng rậm nhiệt đới, đôi cận nhiệt đới, rừng thường xanh, độ cao khoảng
100 - 1.000 m. Có khi cả ở các trảng cây bụi hay ở ven rừng rậm trên núi đá hay
núi đất. Mùa hoa tháng 1 - 5, mùa quả chín chưa rõ. Cây tái sinh bằng hạt.
Phân bố:
Trong nước: Lạng
Sơn, Yên Bái, Hà Bắc (Bắc Giang), Hòa Bình (Đà bắc: Chợ Bờ) Hà Tây (Ba Vì), Ninh
Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa (Nha Trang).
Nước ngoài: Trung
Quốc (Vân Nam).
Giá trị:
Nguồn gen qúy,
hiếm và rất độc đáo. Đại diện duy nhất của chi, Pavieasia có sự phân bố
hẹp. Gỗ dùng đóng đồ đạc.
Tình trạng:
Loài dang bị đe
dọa do sinh cảnh của chúng bị tàn phá khiến khu vực phân bố bị chia cắt.
Mức độ bị đe
dọa: Bậc T
(theo sách đỏ Việt nam 1996)
Đề nghị biện
pháp bảo vệ:
Bảo vệ loài trong
tự nhiên, không chặt phá. Điều tra thêm nơi phân bố và tình trạng. Di thực một
số cá thể về trồng tại Vườn thực vật thuộc Vuồn quốc gia Cúc Phương.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 211.