Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Mã hồ nê pan
Tên Latin: Mahonia nepalensis
Họ: Hoàng mộc Berberidaceae
Bộ: Mao lương Ranunculales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ nhỏ  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    MÃ HỒ

MÃ HỒ NÊ PAN

Mahonia nepalensis DC. 1821

Mahonia annamica Gagnep. 1908;

Berberis nepalensis Spreng. 1825.

Họ: Hoàng mộc Berberidaceae

Bộ: Mao lương Ranunculales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, cao 1,5 - 3m. Đường kính thân 2 - 7cm; vỏ có lớp bần dày, màu trắng xám; gỗ thân và rễ có màu vàng; cây có thể phân nhánh. Lá kép lông chim lẻ, dài 20 - 40 cm; lá chét mỗi bên từ 3 - 7 cái, gần như không cuống, hình bầu dục hoặc hơi thuôn, cỡ 3,5 - 7 x 2,5 - 4 cm, gốc hơi hình tim hoặc cụt, đỉnh nhọn hoắt thành gai; phiến lá dày, cứng, mép khía 3 - 5 răng cưa to, nhọn sắc; 3 gân chính, gân phụ nổi rõ cả 2 mặt. Cụm hoa 1 - 5, hình bông, phân nhánh, mọc thẳng ở ngọn. Hoa nhiều, màu vàng; lá bắc hình bầu dục, tù. Đài 9, xếp thành 3 vòng. Cánh hoa 6 hình mác tù, có 2 tuyến ở gốc. Nhị 6, mọc đối với cánh hoa, bao phấn dài bằng nửa chỉ nhị. Bầu hình trụ, phình ở giữa. Quả hạch, màu xanh lơ, gần hình cầu, đường kính 6 - 7mm, đầu quả có núm nhỏ do đầu nhuỵ tồn tại. Hạt 1, màu nâu đen, dài khoảng 3mm.

Sinh học và sinh thái:

Mùa hoa tháng 2 - 4, quả tháng 4 - 6. Cây ra hoa kết quả nhiều. Nhân giống tự nhiên bằng hạt; có khả năng tái sinh sau khi bị chặt phát. Cây ưa ẩm, chịu bóng lúc nhỏ, sau ưa sáng; thích nghi với vùng có khí hậu ôn hoà (Đà Lạt và Langbian). Thường mọc rải rác ở ven rừng hay dưới tán rừng kín thường xanh ẩm, ở độ cao 1.700 - 1.900 m.

Phân bố:

Trong nước: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn (Ngân Sơn), Lâm Đồng (núi Langbian).

Thế giới: Nêpan, Trung Quốc.

Giá trị:

Là nguồn gen quý hiếm đối với Việt Nam. Thân và rễ có berberin (khoảng 2%), dùng làm thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ, rối loạn tiêu hoá.

Tình trạng:

Loài cây có vùng phân bố hẹp. Hiện chỉ biết chắc chắn ở một điểm phân bố là núi Langbian, với số lượng cá thể không nhiều, có thể bị xâm hại, do nằm trong vùng rừng núi phục vụ cho du lịch sinh thái.

Phân hạng: EN A1c,d

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "sẽ nguy cấp" (Bậc V). Cần bảo vệ triệt để những cá thể hiện có tại Lang Bian. Mở rộng điều tra sang vùng phụ cận (Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà) nhằm phát hiện thêm điểm phân bố. Hiện đã được thu thập về trồng tại vườn của Trung tâm cây thuốc Đà Lạt (Viện dược liệu), với mục đích bảo tồn ngoại vi (Ex situ). Cây sinh trưởng phát triển tốt.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 – Phần thực vật – Trang 131.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Mã hồ nê pan

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này