SẾN MẬT
SẾN MẬT
Madhuca pasquieri
(Dubard) H. J. Lam, 1925
Dasillipe
pasquieri
Dubard, 1913
Illipe
tonkinensis
Pierre ex Lecomte, 1917
Bassia pasquieri
(Dubard) Lecomte, 1930
Madhuca
subquincuncialis
Lam, 1939
Họ: Hồng xiêm Sapotaceae
Bộ: Hồng xiêm Sapotales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ to, cao 25
- 35 m, đường kính thân có khi tới 0,5 - 0,7 m; có nhựa mủ trắng. Vỏ màu nâu
thẫm, nứt ô vuông, cành non có lông. Lá đơn, mọc cách, hình trứng ngược - thuôn
hay hình bầu dục, dài 12 - 16 cm, rộng 4 - 6 cm, gân bên 13 - 15 đôi, cuống lá
dài 1,5 - 3,5 cm. Cụm hoa mọc thành chùm ở nách lá phía đỉnh cành, mỗi chùm mang
2 - 3 hoa, cuống hoa dài 1,5 - 2,5 cm. Đài cao 4 - 5mm, có lông ở phía ngoài, 4
thuỳ bằng nhau. Tràng màu trắng vàng, dài 5mm, có 6 - 10 thuỳ hình thuôn. Nhị 12
- 22, chỉ nhị ngắn. Bầu hình trứng, có 6 - 8 ô, có lông; vòi dài 8 - 10mm, có
lông. Quả hình bầu dục hay gần hình cầu, dài 2,5 - 3 cm, có 1 - 5 hạt. Hạt hình
bầu dục, dài 2 - 2,2 cm, rộng 1,5 - 1,8 cm.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa từ tháng
1 - 3, quả chín từ tháng 11 - 12. Tái sinh bằng hạt và chồi. Cây gặp mọc rải rác
trong rừng, nơi ẩm, tầng đất dày, ở độ cao đến 1.300 m.
Phân bố:
Trong nước: Lào
Cai (Văn Bàn), Sơn La, Lạng Sơn (Hữu Lũng), Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng
Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình, Hà Tây (Ba Vì), Thanh Hoá (Hà Trung), Nghệ An (Quế
Phong, Quì Châu, Quì Hợp), Hà Tĩnh (Hương Khê, Hương Sơn), Quảng Bình (Bố
Trạch), Thừa Thiên Huế, Quảng Nam.
Nước ngoài: Trung
Quốc (Vân Nam).
Giá trị:
Gỗ tốt, cứng, màu
đỏ nâu khi khô bị nứt nẻ, được sử dụng trong xây dựng, đóng tàu thuyền. Sến mật
được xếp vào nhóm gỗ tứ thiết. Hạt chứa 30 - 55 %, dầu béo dùng để ăn hay dùng
cho một số ngành công nghiệp. Dầu chữa đau dạ dày. Lá nấu thành cao để chữa
bỏng.
Tình trạng:
Loài bị khai thác
mạnh. Mặc dù vùng phân bố rộng, nhưng bị chia cắt, cùng với nạn chặt phá rừng
làm cho nơi cư trú bị xâm hại nghiêm trọng. Nhiều vùng hiện không gặp những cá
thể trưởng thành có kích thước lớn như mô tả.
Phân hạng:
EN A1a,c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
"biết không chính xác" (Bậc K). Sến mật hiện đã được bảo vệ ở một số khu bảo tồn
thiên nhiên và một số vườn quốc gia. Song cũng chưa thật an toàn vì vẫn bị khai
thác trái phép. Ngoài việc được bảo vệ như trên, cần đưa vào trồng trọt rộng rãi
để lấy gỗ.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 331.