Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Tầm gửi trung bộ
Tên Latin: Helixanthera annamica
Họ: Tầm gửi Loranthaceae
Bộ: Đàn hương Santalales 
Lớp (nhóm): Cây ký sinh  
       
 Hình: Trần Hợp  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CHÙM GỬI TRUNG BỘ

TẦM GỬI TRUNG BỘ

Helixanthera annamica Dans. 1938

Họ: Tầm gửi Loranthaceae

Bộ: Đàn hương Santalales

Cây bụi nhỏ, cành non không có lông. Lá đơn, mọc đối hay gần đối; phiến lá hình bầu dục hoặc bầu dục thuôn, cỡ 6 - 9 x 2,5 - 4 cm, chóp lá thành mũi ngắn, gốc lá gần tròn; cuống lá dài 1 - 1,5 cm. Hoa lưỡng tính, đều, họp thành bông dài tới 7 - 8 cm, ở nách lá; cuống cụm hoa mầu nâu đỏ; mỗi hoa có 1 tiểu bắc nhỏ ở gốc. Bao hoa màu trắng, rời, gồm 5 mảnh xếp sát nhau ở phần gốc. Nhị 5; chỉ nhị rõ; bao phấn đính gốc. Bầu 1 ô, vòi nhụy dài và có đốt ở gần gốc. Quả mọng, hình trái xoan.

Sinh học, sinh thái:

Ra hoa vào mùa hè (tháng 6 - 8). Sống bán ký sinh trên cành các cây thân gỗ trong rừng nguyên sinh, ở độ cao khoảng 1.500 m.

Phân bố:

Trong nước: Kontum (Kon Plông: Măng Cành), Gia Lai (Đắk Đoa), Lâm Đồng (Đá Trìa).

Nước ngoài: Không có.

Giá trị:

Loài đặc hữu của Việt Nam. Là nguồn gen hiếm và có gia 1trị bảo tồn đa dạng sinh học.

Tình trạng:

Loài mới thấy ở 3 điểm: Mang Cành (Kontum), Đắk Đoa (Gia Lai) và Đá Trìa (Đà Lạt, Lâm Đồng), ở cả 3 nơi này rừng đều đã bị khai thác khá nhiều. Nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng của loài có thể xảy ra nếu môi trường sống tiếp tục bị xâm hại.

Phân hạng: VU A1c.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Nên bảo vệ cả khu rừng núi cao vùng Đá Trìa (Lâm Đồng) vừa bảo vệ môi trường sinh thái, vừa giữ lại nguồn gen của loài này.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 265.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Tầm gửi trung bộ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này