MẬT HƯƠNG
MẬT HƯƠNG
Hedyosmum orientale
Merr. & Chun, 1940.
Họ: Hoa sói Chloranthaceae
Bộ:
Hoa sói Chloranthales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây thân thảo nhiều năm, cao tới
2 - 2,5m, có các lóng dài 5 - 7cm. Lá đơn mọc đối, hình mũi mác, dài 9
- 23cm, rộng
2 - 4cm, chóp lá nhọn, gốc từ từ hẹp hay hình nêm, mép có răng cưa, phía đầu của
răng có tuyến, gân bên 18 - 22 đôi; cuống lá dài 0,5 - 2cm, gốc của hai cuống lá
dính liền thành hai bẹ, hình chuông dài 1cm, mỏng. Hoa đơn tính, khác gốc. Cụm
hoa đực là những bông gồm 3 - 5 bông tập trung ở đỉnh cành; mỗi hoa đực mang một
nhị. Cụm hoa cái hình đầu hay chuỳ, ở đỉnh cành hay nách lá. ống đài ở hoa cái
có 3 răng hàn liền với bầu, tồn tại ở quả. Vòi ngắn hay không có. Quả hình cầu
hay hình trứng, cao 4 mm.
Sinh học, sinh thái:
Mùa hoa và quả tháng 10 - 11. Cây mọc
rải rác ở rừng, nơi ẩm, các bãi hoang, thung lũng, ở độ cao từ 200
- 500m.
Phân bố:
Trong nước: Kontum (Kon Plông, Mang Cành).
Thế giới: Trung Quốc (Quảng Đông) và một số
nước Đông Nam Á.
Giá trị:
Nguồn gen hiếm và độc đáo. Loài duy
nhất của chi Hedyosmum gặp ở vùng nhiệt đới châu Á.
Tình trạng:
Loài hiếm, vùng phân bố hẹp, ở Việt
Nam mới gặp ở một điểm (Kontum). Rừng thường bị tác động của con người và biến
đổi của môi trường sinh thái nên loài có nguy cơ rễ bị tuyệt chủng.
Phân hạng:
CR B1+2e.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt
Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Khoanh khu bảo vệ trong hệ sinh thái
tự nhiên. Nên tìm nguồn giống đưa về trồng ở vườn thực vật.
Tài liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam năm 2007 – Phần thực vật – Trang 159