Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Khuyết nhị hải nam
Tên Latin: Endiandra hainanensis
Họ: Long não Lauraceae
Bộ: Long não Laurales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ nhỏ  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    KHUYẾT NHỊ HẢI NAM

 KHUYẾT NHỊ HẢI NAM

Endiandra hainanensis Merr. & Mect. ex Allen, 1942

Họ: Long não Lauraceae

Bộ: Long não Laurales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ trung bình, cao 10 - 25 m; cành hình trụ, nhẵn ở những cành giả, có lông mềm ở cành non. Lá mọc cách, dai, nhẵn, hình bầu dục thuôn hoặc hình mũi mác, dài 10 - 15 cm, rộng 2 - 6 cm, thót dần về 2 đầu và hơi có mũi nhọn ở đỉnh; có 6 - 8 đôi gân bên, các gân xiên, mảnh chạy tới gần mép lá, gân giữa lồi ở mặt trên; cuống dài 1 - 1,5 cm, nhẵn. Cụm hoa chuỳ ở nách lá, dài cỡ 6 cm; hoa lưỡng tính hoặc tạp tính, màu vàng mùi thơm nhẹ, dài 3,5 mm, nhẵn; bao hoa 6 thuỳ đều nhau, hình trứng; nhị hữu thụ 3, chỉ nhị ngẵn, không tuyến, bao phấn 2 ô hướng ra ngoài; bầu hình trứng, núm hình cầu. Quả mọng, hình bầu dục, dài khoảng 3,8 cm, rộng 1,4 cm, lúc chín màu nâu tía, cuống quả dài 5 mm, rộng 2 mm, màu tro hoặc đen, nhẵn.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 5 - 6, quả tháng 9 hoặc muộn hơn. Mọc trong rừng thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao 150 - 400 m. Cây ưa sáng, mọc trên đất ẩm thoát nước.

Phân bố:

Trong nước: Lạng Sơn (Hữu Lũng), Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

Nước ngoài: Trung Quốc.

Giá trị:

Nguồn gen qúi. Cây cho gỗ dùng trong xấy dựng hoặc trồng làm cảnh, bóng mát ven đường.

Tình trạng:

Loài có khu phân bố hẹp, nơi cư trú bị xâm hại. Loài bị khai thác lấy gỗ dùng trong xây dựng.

Phân hạng: EN A1+2c,d

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Bảo vệ trong hệ sinh thái rừng tự nhiên nơi loài này mọc.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 254.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Khuyết nhị hải nam

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này