TÁO MÈO
TÁO
MÈO
Docynia indica
(Wall.) Decne, 1874
Pyrus indica
Wall., 1831
Họ:
Hoa hồng Rosaceae
Bộ:
Hoa
hồng Rosales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ cao 4 - 5
m, cành non có gai và lông nhung màu trắng, khi già nhẵn. Lá hình mũi mác dài 7
- 10cm, rộng 1,5 - 2cm, khi non có 3 - 5 thùy, tròn ở gốc, thuôn nhọn ở đỉnh,
mép lá nguyên hoặc có răng cưa, lông nhung màu trắng ở mặt dưới, gân bên 6 - 10
đôi, phân chia tới tận mép lá; cuống lá dài 15 - 20mm. Lá kèm hình mũi dùi, sớm
rụng. Cụm hoa chùm 1 - 3 hoa hoặc hơn, có lông, cuống hoa rất ngắn hoặc không có.
Đài có lông màu trắng với 5 thùy hình mũi mác nhọn đầu, mặt ngoài có lông, mặt
trong nhẵn. Cánh hoa 5, màu trắng, mép có mũi nhọn, nhỏ. Nhị 30 - 50. Bầ 5 ô,
mỗi ô có 3 - 10 noãn, xếp theo chiều dọc của bầu; vòi nhụy 5, hàn liền ới nhau ở
gốc, có lông. Quả dạng quả táo, hạt màu đen.
Sinh học, sinh
thái:
Cây ưa sáng, mọc
rải rác trong rừng hoặc thành quần thể thuần loại trong trảng cây bụi, ven đồi,
ở độ cao 1.000 - 1.500 m. Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả chín tháng 9 - 10. Tái
sinh bằng hạt, chồi hoặc chiết cành.
Phân bố:
Trong nước: Lai
Châu (Phong Thổ), Lào Cai (Sapa), Cao Bằng, Sơn La (Bắc Yên, Tạ Xùa), Yên Bái.
Nước ngoài: Trung
Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan.
Giá trị:
Quả chín ăn được.
Quả tươi dùng chế rượu vang. Quả phới khô dùng làm nguồn dược liệu để chế rượu
thuốc, nấu cao, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh tim mạnh, huyết áp cao và
kính thích tiêu hóa. Cây non còn dùng làm gốc ghép cho các, loài táo và lê để
tạo giống cây ăn quả. Gỗ có thể đóng đồ dùng gia đình và nông cụ sản xuất.
Tình trạng:
Loài hiếm. Quả
được sử dụng rộng rãi như là nguồn dược liệu nên được nhân dân địa phương khia
thác hàng năm (đôi khi chặt cả cây) để dùng và bán. Chính đó lá nguyên
nhân dẫn tới việc giảm số lượng cá thể và thu hẹp khu phân bố.
Mức độ đe dọa:
Bậc R.
(theo sách đỏ
Việt Nam 1996).
Đề nghị biện pháp
bảo vệ:
Khai thác đúng
quy cánh (chỉ hái quả, không chặt cây để lấy quả). Khoanh vùng, giữa lại
các cây con mọc hoang trong rừng, ven bản làng để bảo vệ. Đồng thời tìm cánh gây
trồng trong vườn rừng ở vùng cao.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2000 - phần thực vật - trang 122.