MUN
MUN
Diospyros mun
A. Chev. ex H. Lecomte, 1924
Họ:
Thị Ebenaceae
Bộ:
Thị Ebenales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ nhỏ đến trung bình, chia cành sớm,
rụng lá, cao 7 - 15 m, đường kính 25 - 30 cm hay hơn. Vỏ ngoài màu đen nhạt, nứt
dọc nông. Cành non mảnh, nhẵn. Lá đơn, mọc cách, hình trái xoan - ngọn giáo, cỡ
5 - 6,5 x 2 - 2,2 cm, nhẵn; chóp có mũi gần tù; gốc nhọn rộng; gân chính lồi ở
mặt dưới, gân bên 7 - 8 đôi, lồi trên hai mặt; cuống lá mảnh, dài 9 - 10 mm,
nhẵn hoặc hơi có ít lông. Hoa đực
hoa cái cái khác gốc. Cụm hoa đực hình xim
gồm 3 - 5 hoa mọc ở nách lá; cuống cụm hoa dài 2 - 2,5 mm, mảnh, có lông ngắn;
lá đài 4, hình tam giác, dính thành ống cao khoảng 1 mm, có lông và cả lông mép;
cánh hoa, màu vàng, hợp thành hình ống, dài
3,5 - 4 mm, có 4 thùy. Nhị 8 - 16, xếp làm hai vòng ở gốc ống tràng; cuống hoa
ngắn, có đốt dưới đài. Hoa cái mọc đơn độc ở nách lá; đài hình chén, ống cao 2,5
mm; 4 thùy cao 3,5 mm, rộng 4 mm; cánh hoa màu vàng, hình, ống cao 4 mm; 4 thùy
dài 5 mm; nhị lép 8 - 10, đính ở gốc ống tràng; bầu hình trứng, 8 ô, mỗi ô chứa
1 noãn; vòi nhụy 3. Cuống hoa mảnh, dài 3 - 5 mm, mang 1 lá bắc rất nhỏ ở đầu.
Quả gần hình cầu nhỏ, đường kính 1 - 2 cm,
màu xanh, nhẵn, khô màu đen, mang đài tồn tại với 4 thùy gập xuống. Hạt dài 6 -
7 mm, giống hạt Cà phê.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa tháng 7 -
12.
Tái sinh bằng hạt hoặc bằng chồi nhất là
chồi rễ. Cây mọc rải rác hoặc từng đám nhỏ trong rừng khô hay núi đá,
sinh trưởng rất chậm, chịu han trên đất
nghèo feralitic, gần biển, ưa sáng nơi, ở độ cao không quá 800 m.
Phân bố:
Trong nước: Khánh
Hoà (Vạn Ninh, Ninh Hoà, Diên Khánh, Cam Ranh ), Ninh Thuận: Phan Rang - Tháp
Chàm). Về sau các nhà khoa học tìm thấy thêm ở các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn,
Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Nước ngoài: Lào,
Campuchia.
Giá trị:
Gỗ có lõi cứng,
nặng,
khi khô màu đen bóng, đẹp, càng dùng lâu
càng lên nước, rất được ưa chuộng trong các mặt hàng mỹ nghệ cao cấp như: lọ hoa,
tượng, và đặc biệt làm đũa. Hạt tươi và lá được dùng làm chất nhuộm màu đen cho
tơ lụa, vải sợi rất bền màu.
Tình trạng:
Vì là cây gỗ quí
rất được ưa chuộng nên đã bị khai thác đến mức cạn kiệt, hiện đã trở nên hiếm rõ
rệt.
Phân hạng:
EN
A1c,d, B1+2a.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
"sẽ nguy cấp" (Bậc
V). Đề nghị bảo vệ triệt để ở
Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận). Cấm
khai thác ở các nơi. Nghiên cứu trồng.
Tài liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 181.