CẨM LAI VÚ
CẨM LAI VÚ
Dalbergia mammosa
Pierre, 1898
Họ:
Đâu Fabaceae
Bộ:
Đâu
Fabales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ nhỡ, cao đến 20 m, đường kính thân 0,4 - 0,6 m. Vỏ dày 15 cm, thịt trắng
vàng, lá kép lông chim một lần; cuống là dài 9 - 13 cm, có 9 - 13 lá chét mọc
cách, hình mác, đầu tù, gốc gần tròn, mỏng, mặt dưới màu lục phấn, dài 3 - 4 cm,
rộng 1,1 - 1,4 cm; cuống lá chét dài 3 - 4 mm. Cụm hoa chùy. Đài hình sống ở
phần dưới, đầu xẻ 5 răng. Tràng gồm 5 cánh hoa. Cờ hình trứng ngược cánh bên lõm,
thìa cong, nhị 10. Quả hình thuôn hẹp, dài 8,5 - 10,5 cm, rộng 2,6 - 2,9 cm,
mỏng, nơi có hạt lồi ra như vú, thường có 1 (ít khi 2) hạt. Hạt dài 12 mm
rộng 6 mm.
Sinh học, sinh thái:
Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh hay rừng nửa rụng lá mưa mùa, ở
độ cao thường không quá 800m. Ưa đất feralit phát triển trên đá bazan, đất dốc
tụ hay phù sa cổ. Mùa hoa tháng 6, mùa quả chín tháng 12 - 1. Tái sinh bằng hạt
và chồi.
Phân bố:
Trong nước: Kontum, Gia Lai (An Khê; K'Bang: Kon Hà Nừng, Chư Prông: trên đường
Thanh An - Làng La), Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai...
Nước ngoài: Campuchia,
Đông Himalaya, Lào, Malaya, Myanmar, Thái Lan.
Giá trị:
Loại gỗ quí, màu nâu hồng, có vân đen, thớ min, sau khi khô ít nẻ, không bị biến
dạng, khá dòn, dễ gia công. Dùng làm đồ dùng gia đình cao cấp như bàn ghế,
giường tủ và đồ mỹ nghệ.
Tình trạng:
Sẽ nguy cấp. Do bị khai thác ráo riết lấy gỗ làm đồ dùng cao cấp và do bị pha
hủy môi trường sống.
Mức độ đe dọa:
Bậc V (theo sách đỏ Việt Nam 1996)
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Cấm khai thác loài cây này, gieo trồng ở các vườn thực vật, công viên hay làm
cây cảnh, cây bóng mát.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 200 - phần thực vật - trang 113.