BA ĐẬU PHÚ QUỐC
BA ĐẬU PHÚ QUỐC
Croton
phuquocensis
Croizat,
1942
Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae
Bộ: Thầu dầu
Euphorbiales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ nhỡ, cao 10 - 15 m. Cành lúc non có lông hình sao, khi
già nhẵn. Lá hình mác hay thuôn, dài đến 15cm, mỏng, nhẵn, có 10 - 12 đôi gân
bậc hai, mép lá nguyên, mặt dưới có chấm nhỏ, có 2 tuyến dạng sừng ở gốc phiến.
Cụm hoa ở đầu cành, dài đến 20cm. Hoa đực có 10 nhị. Hoa cái với bầu có vảy
vàng.
Sinh học,
sinh thái:
Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao
500 m, trên đất ẩm. Mùa hoa vào thàng 3 - 4.
Phân bố:
Trong nước: Loài mới chỉ gặp ở điểm lấy mẫu
chuẩn ở Kiên Giang (đảo Phú Quốc: núi Bến Trám).
Nước ngoài: Ghi nhận [phân bố ở
Cambodia và Thái Lan.
Giá trị:
Nguồn gen qúy, hiếm, cây có dược tính để làm thuốc
chữa ung nhọt, lở
loét, viêm
mũi, ỉa
ra máu viêm loét dạ dày - tá tràng, lỵ, đau
bụng tiêu hóa kém, ngày
dùng 15 - 20g lá sao
vàng, dạng
thuốc sắc.
Tình trạng:
Loài hiếm, đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam năm
2007
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Bảo vệ loài trong tự nhiên, không chặt phá. Đưa về trồng để
giữ nguồn gen. Đều tra thêm nơi phân bố và tình trạng.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt
Nam 2007
- phần thực vật -
trang 106.