Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Đen lá rộng
Tên Latin: Cleidiocarpon laurinum
Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae
Bộ: Thầu dầu Euphorbiales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ nhỏ  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ĐEN LÁ RỘNG

ĐEN LÁ RỘNG

Cleidiocarpon laurinum Airy - Shaw, 1965

Cleidion bishnui Chakrab. & M.Gangop, 1988

Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae

Bộ: Thầu dầu Euphorbiales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ trung bình, cao 15 - 20 m, có đường kính thân đến 0,3 m hay hơn. Cành và cụm hoa phủ lông hình sao. Lá hình thuôn, dài 15 - 20 cm, rộng 6 - 7 cm, màu lục thẫm, có 7 - 8 đôi gân bậc hai. Cụm hoa mọc rải rác trên cành, với các hoa cái ở gốc. Hoa đực có nhuỵ lép hình trụ. Hoa cái có 4 - 8 lá đài rụng sớm; bầu có 2 vòi chỉ hợp ở phần gốc. Quả có nhân cứng thường có dạng như hai hình cầu ghép lại, đỉnh còn chân vòi tồn tại.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 6 - 7, quả chín tháng 8 - 10. Tái sinh bằng hạt và bằng chồi; hạt có khi nảy mầm ngay trên cây. Cây ưa sáng, ẩm, gặp ở ven rừng, nơi đất nhiều mùn, ở độ cao từ 100 - 800 m.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai (Than Uyên: Mường Kim), Yên Bái.

Nước ngoài: Bangladesh, Myanmar, Thái Lan.

Giá trị:

Cây cho gỗ dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng thông thường. Lá làm thuốc nhuộm đen. Hạt chứa nhiều dầu béo để ăn và dùng trong công nghiệp.

Tình trạng:

Khu phân bố không rộng lại bị tác động của con người trong việc phát nương làm rẫy, khai thác gỗ, khai thác quả bằng biện pháp chặt cả cây, cành, nên hiện rất hiếm.

Phân hạng: VU B1+2a.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Bảo vệ bằng cách khoanh khu vực thung lũng Mường Kim (Lào Cai) cho phát triển tự nhiên. Đưa vào trồng để vừa bảo vệ được nguồn gen vừa cho sản phẩm quả và gỗ.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 185.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Đen lá rộng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này