CAM CHAY
CÚC CAM CHAY
Camchaya loloana
(Gagnep.)
Kerr, 1935
Thorelia montana
Gagnep., 1920
Veronia loloana
Dunn ex Kerr, 1936
Thoreliella montana
(Gagnep.) C. Y. Wu, 1957
Họ: Cúc Asteraceae
Bộ:
Cúc Asterales
Đặc điểm nhận dạng:
Cỏ sống hàng năm, cao 20
- 40 cm, phân
nhánh, thân có khía dọc và phủ lông nháp. Lá mọc so le, 2 đầu thót nhọn, dài
1,5 - 5 cm, rộng 0,8 - 2 cm; gân bên 5 - 6 đôi; cả 2 mặt lá phủ lông thô; cuống dài
5 - 6 mm; viền mép nguyên hoặc hơi nhú răng tù thưa. Cụm hoa đầu đơn độc, đường
kính 1 - 1,3 cm, trên cuống dài 5 - 15 cm; lá bắc tổng bao 3 -
4 hàng gồm nhiều lá bắc
hình thuôn hẹp nhọn dài phía đỉnh, phủ lông thô, nhưng ở đỉnh lại dài hơn giống
như gai nhỏ; trong
mỗi
cụm hoa đầu gồm 12 - 30 hoa, tất cả đều dạng ống, lưỡng tính, hữu thụ; tràng
mầu tím hồng, dưới là ống hẹp, loe dần lên phía đỉnh, ống tràng dài 3,5 mm, nửa
dưới ống tràng phủ tuyến, trên là 5 thuỳ tràng hình tam giác dài 0,8 mm; nhị 5,
đỉnh bảo phấn hình tam giác thuôn dài, gốc có tai ngắn; bầu nhẵn, mặt ngoài 10
gờ nổi, đỉnh vòi nhuỵ chẻ 2, có lông thưa. Quả bế hình trứng ngược, dài 2 mm,
đường kính 1 mm, mầu nâu, đỉnh không mào lông, vỏ nhẵn, có 10 gờ tròn nổi rõ
theo chiều dọc.
Sinh học, sinh thái:
Mùa hoa và quả từ tháng 10
- 1 (năm
sau). Tái sinh bằng hạt. Mọc ở các trảng cỏ ven
rừng thưa và bãi cỏ trong rừng cây bụi thứ sinh, nơi nhiều ánh sáng, có 2
mùa khô và mưa rõ rệt, ở độ cao 300 - 800 m.
Phân bố:
Trong nước: Sơn La (Mộc Châu), Bình
Dương (Bến Cát).
Nước ngoài: Trung Quốc (Vân Nam), Lào.
Giá trị:
Nguồn gen hiếm và độc đáo, loài mang những đặc điểm điển hình của chi
Camchaya, chi này chỉ phân bố tập trung ở Đông nam châu
Á, trong đó Việt Nam
nhiều loài nhất (3 loài).
Tình trạng:
Phân bố bị chia cắt, với 2 điểm đã
phát hiện cách xa nhau. Nơi sống thường ở trảng cỏ và ven rừng thứ sinh nên luôn
bị đe doạ do phá rừng để lấy đất trồng cây hoa mầu, cây lương thực, có thể tuyệt
chủng nếu không có biện pháp bảo vệ triệt để.
Phân hạng: VU
A1a, B1+2b,c.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã
được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “hiếm” (Bậc
R). Nên khoanh một diện tích cần thiết nơi mọc tập trung ở Mộc Châu (Sơn La)
để bảo vệ cùng với việc giao đất cho dân nhằm giữ nguồn gen, đồng thời cần đưa
về trồng ở Thảo Cầm Viên thành phố Hồ Chí Minh hoặc vườn thực vật khác trên miền
Bắc.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 113.