DIỆP QUẢ TRÁM
DIỆP QUẢ TRÁM
Caesalpinia rhombifolia
J.
E. Vidal, 1980
Ticanto rhombifolia
(J.E.Vidal) R.Clark & Gagnon, 2022
Họ:
Đậu Fabaceae
Bộ: Đậu Fabales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây thân gỗ,
nhánh ít gai không lông. Lá kép lông chim 2 lần, có cuống nhẵn và có gai. Lá
chét bậc một 4 - 5 đôi, có cuống dài 5 - 6,5 cm không lông và không gai. Mỗi lá
chét bậc một mang 4 - 5 đôi lá chét bậc hai có phiến hình quả trám, dài 1,5 - 2
cm, rộng 0,8 - 1,2 cm, nhẵn, đầu nhọn, có 10 - 12 đôi gân bậc hai. Cụm hoa chùy,
ở đầu cành hay chùm ở nách lá, nhẵn. Cuống hoa dài 6 - 9 mm, nhẵn. Nụ hoa nhẵn.
Đài nhẵn, cánh hoa không bằng nhau, có lông ở mặt trong về phía dưới. Chỉ nhị có
lông. Bầu nhẵn, có 1 - 2 noãn. Quả gần hình tròn, dài 3 cm, rộng 2,8 cm, có một
hạt, hình bầu dục, dài 1,8 cm, rộng 1,2 cm, màu đen.
Sinh học, sinh
thái:
Cây ưa sáng và
chịu được khô hạn, thường gặp ở ven rừng rậm hay trong rừng thưa và trảng cây
bụi vùng đồi và núi thấp. Mùa hoa tháng 5 - 7, mùa quả tháng 10 - 11. Tái sinh
chủ yếu bằng hạt.
Phân bố:
Loài đặc hữu hẹp
của Việt Nam, mới chỉ gặp ở 2 điểm rất gần nhau thuộc tỉnh Quảng Ninh (Đầm Hà:
núi Sai Wong Mo, Tiên yên: núi Ho Yung).
Giá trị:
Nguồn gen qúy
hiếm. Có giá trị về mặt bảo tồn đa dạng sinh học loài.
Tình trạng:
Khu vực phân bố
bị chia cắt bới quá trình khai thác rừng lấy gỗ, làm nương rẫy nhiều năm nay.
Mức độ bị đe dọa:
Bậc T.
(theo
sách đổ Việt Nam 1996)
Đề nghị biện pháp
bảo vệ:
Bảo vệ loài trong
tự nhiên, không chặt phá, khai thác bừa bãi. Đưa về trồng để giữ nguồn gen. Điều
tra thêm nơi phân bố và tình trạng.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
năm 2000 - phần thực vật - trang 78.