RẪM BẮC BỘ
RẪM BẮC BỘ
Bursera tonkinensis
Guillaum., 1907
Protium
tonkinense
(Guillaum.)
Engl., 1951
Họ:
Trám Burseraceae
Bộ:
Cam Rutales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ nhỏ đến
trung bình, cao 6 - 12 m, đường kính 20 - 30 cm. Chồi non, cành nhỏ thường có
phấn trắng; vỏ màu xám nhạt hoặc màu nâu.
Lá kép lông chim chẵn hoặc lẻ, mọc cách,
không lá kèm, dài 15 - 25 cm, 3 - 5 đôi lá chét, lá chét thuôn hình trứng, cỡ 4
- 7 x 2,5 - 4 cm, đầu nhọn có đuôi
(1 cm), gốc tròn hay gần hình tim hơi bất xứng, nhẵn cả 2 mặt, mép nguyên; gân
bên 3 - 5 đôi, chỗ tiếp giáp gân bên và gân chính (nách) có chùm lông nhỏ. Cụm
hoa hình chùy ở nách lá, ngắn hơn lá, dài 7 - 15 cm,
phân cành thưa; cuống hoa dài hơn hoa. Hoa
mẫu 5. Nhị 10, 5 nhị dài đối diện với lá đài, 5 nhị ngắn đối diện với
cánh hoa. Bầu 3 ô, vòi nhụy ngắn. Quả nhỏ
hình hạt đậu, khô và tự mở lúc chín.
Sinh học, sinh
thái:
Mọc rải rác trong
rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên sườn núi đá vôi, ở độ cao 500 - 700
m. Mùa hoa tháng 4 - 6, có
quả tháng 10 - 12. Tái sinh bằng hạt.
Phân bố:
Trong nước: Hà
Tây, Hoà Bình (Phố Sấu, Lương Sơn: Lâm Sơn, Yên Thủy), Hà Nam (Phủ Lý),
Ninh Bình (Cúc Phương).
Nước ngoài: Chưa
biết.
Giá trị:
Gỗ cứng, tốt,
không mối mọt thường dùng làm cột nhà.
Tình trạng:
Loài có khu phân
bố hẹp, số lượng cá thể ít, lại bị chặt phá lấy gỗ, hiện nay và trong 5 - 10 năm
tới và diện tích rừng bị thu hẹp. Loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên hiện
được bảo tồn ở
Vườn quốc gia Cúc Phương.
Phân hạng:
VU A1a,c,d+2d,
B1+2a.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
"không biết chính xác" (K). Đề nghị gây trồng ở Vườn Quốc gia Ba Vì.
Tài liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 143.