NGHIẾN
NGHIẾN
Excentrodendron tonkinense
(Gagnep.) Chang & Miau,
1978
Pentace
tonkinensis
A. Chev., 1918
Parapentace
tonkinensis
Gagnep., 1943
Burretiodendron
hsienmu
Chun & How, 1956
Burretiodendron
tonkinense
(Gagnep.) Kosterm., 1960
Họ: Đay Tiliaceae
Bộ: Bông Malvales
Đặc
điểm nhận dạng:
Cây
gỗ lớn, cao 30 - 35 m, đường kính tới 80 - 90 cm. Cành non không có lông. Lá
hình trứng rộng, cỡ 10 - 12 x 7 - 10 cm; mép nguyên; gân bên 5 - 7 đôi, trong đó
có 3 gân gốc; cuống lá dài 3 - 5 cm. Hoa đơn tính. Hoa đực có đường kính 1,5 cm.
Đài hình chuông, ở đầu xẻ 5 thuỳ sâu, dài 1,5 cm. Cánh hoa 5, dài 1,3 cm. Nhị
khoảng 25, xếp thành 5 bó; chỉ nhị dài 1 - 1,3 cm; bao phấn hình bầu dục, dài 3
mm. Quả khô hình 5 cạnh (giống quả Khế), tự mở, đường kính 1,8 cm.
Sinh học, sinh
thái:
Ra hoa tháng 3 -
4, có quả tháng 8 - 10. Cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng thường xanh mưa mùa
ẩm ở vùng núi đá vôi, ở độ cao dưới 800 m, tái sinh bằng hạt, cây mạ và cây con
gặp khá phổ biến dưới tán rừng.
Phân bố:
Trong nước: Sơn
La (Thuận Châu, Sông Mã, Mộc Châu), Hà Giang, Tuyên Quang (Chiêm Hoá), Cao Bằng
(Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An), Bắc Kạn (Chợ Đồn, Ba Bể), Lạng Sơn
(Hữu Liên, Bắc Sơn), Quảng Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình (Mai Châu, Pà Cò).
Thế giới: Trung
Quốc.
Giá trị:
Gỗ quý, màu nâu
đỏ, cứng, thớ thẳng, vân đẹp, ít co rút, dùng đóng thuyền, làm bệ máy và để xây
dựng; cũng thường được dùng làm thớt, làm bệ các tượng mỹ nghệ cao cấp.
Tình trạng:
Tuy có khu phân
bố rộng, nhưng bị khai thác rất mạnh (trước đây để lấy gỗ dùng trong xây dựng và
làm tà vẹt, hiện nay dùng làm thớt chủ yếu xuất khẩu trái phép qua biên giới).
Số cá thể trưởng thành đã bị chặt phá > 50%. Tuy có ở các Khu bảo tồn thiên
nhiên Pà Cò - Hang Kia, Hữu Liên và Vườn quốc gia Ba Bể, nhưng tại những nơi đó
vẫn bị chặt trộm. Loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên.
Phân hạng:
EN A1a - d+2c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
“sẽ nguy cấp” (Bậc V) và Danh mục Thực vật rừng, Động
vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày
30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương
mại. Không chặt đốn những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân
bố, nhất là ở Pà Cò - Hang Kia, Hữu Liên, Ba Bể. Tìm nguồn giống trồng tại Trạm
Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 350.