PHONG BA
PHONG BA
Argusia argentea
(L.f.) Heine, 1976
Tournefortia
argentea
L.f., 1781
Messerschmidia
argentea
(L.f.) Johns., 1935
Họ:
Vòi voi Boraginaceae
Bộ: Vòi
voi Boraginales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ trung bình
hay
cây bụi, thường xanh, cao 2 - 16 m, đường
kính 15 - 50 cm. Lá đơn, mọc cách, thường tập trung ở phía đầu cành;
phiến lá hình trứng ngược, dài 8 - 30 cm,
rộng 3 - 14 cm, đỉnh tròn hay tù, gốc hình nêm, mép nguyên, chất thịt, hai mặt
phủ lông mềm dài màu trắng bạc như nhung; cuống rất ngắn;
gân lá cấp 2 có 3 - 4 đôi, nổi rõ cả hai
mặt. Cụm hoa hình xim bọ cạp họp thành ngù ở đầu cành, đường kính 15 - 20 cm;
cụm hoa cơ sở có 2 dãy
hoa không cuống mọc zích zắc. Đài phủ đầy
lông mềm màu trắng bạc, xẻ 5 thuỳ đến gần gốc. Tràng hình phễu, ống màu lục,
không lông; thuỳ màu trắng, gần tròn. Nhị 5, không chỉ nhị, đính sâu trong ống
tràng; bao phấn màu vàng. Bầu trên, hình chóp, 2 ô; mỗi ô một noãn; đầu 2.
Quả khô, hình tròn, có đài tồn tại, ôm chặt
lấy quả; đường kính 5 - 6 mm, không nứt, khi chín màu vàng mơ; mỗi quả có 2 hạt.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa tháng 3 -
5, mùa quả chín tháng 10 - 12. Tái sinh bằng hạt và cành. Mọc ở ven biển và hải
đảo. Cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn và gió bão, chịu mặn hoặc bụi nước mặn,
sống được ở môi trường cát san hô.
Phân bố:
Trong nước: Ven
bờ biển Đà Nẵng và các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận (Ninh Phước:
Cà Ná), Bình Thuận, Bà Rỵa - Vũng Tàu, Kiên Giang; đảo ven bờ như Cồn Cỏ (Quảng
Trị). Các đảo xa bờ như Côn Đảo, Bảy Cạnh (Bà Rịa - Vũng Tàu) và quần đảo Trường Sa
(đảo Trường Sa Lớn, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca, Song Tử Tây...) thuộc tỉnh Khánh
Hoà.
Nước ngoài: Ấn Độ,
Srilanka, Trung Quốc (Hải Nam), Đài Loan, Malaixia, Indonesia (Giava), Philippin,
Niu Ghinê.
Giá trị:
Đặc biệt về giá
trị nguồn gen, bởi khả năng thích nghi cao với môi trường khắc nghiệt của vùng
biển. Có tác dụng che chắn gió bão và nước mặn cho vùng ven biển và đảo, nhất là
Trường Sa.
Tình trạng:
Tuy loài có khu
phân bố rộng ở vùng biển, nhưng số lượng cá thể ít trên mỗi điểm, nơi cư trú bị
chia cắt mạnh, rất nhỏ hẹp và còn bị thiên nhiên phá hoại.
Phân hạng:
VU A1a
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi
trong
Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm
(R). Cần nghiên cứu trồng thêm ở một số vùng ven bờ biển và nhất là ở các đảo.
Tài liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 141.