New Page 1
BƯỚM NÂU THƯỜNG
Faunis canens
Hubner, 1826
Morpho leonteus
Zinken, 1831
Họ: Bướm rừng Amathusiidae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera
Đặc điểm nhận dạng:
Là giống bao gồm những loài bướm nhỏ của họ Bướm rừng Amathussidae. Viền trong
cánh trước của nó có dạng thuỳ ở gần gốc. Ở cánh trước, gân 10 phát sinh từ giữa
của gân 7, gân 8,9,10 phát sinh gần cùng nhau. Ở mặt dưới con đực có một vệt là
các vảy có mùi đặc trưng. Mặt dưới
cánh sau con đực dưới gân trụ cánh, về phía gốc của gân 1b, có hai khóm lông
xếp chồng lên nhau. Đặc điểm này bị biến mất ở F.gracilis. Loài
F.canens
Bướm cái và bướm đực gần giống nhau và ở mặt trên phía cánh
trước có hàng chấm nhỏ màu trắng.có
mặt trên con đực màu nâu tối tới đất son và không hề có hoa văn nào. Con cái
giống con đực, nhưng đỉnh trên và viền ngoài cánh tối hơn một chút; mặt duới:
màu nâu đậm, dải ở giữa hình lưỡi liềm và hẹp, các chấm phân bố theo dải này chỉ
là những chấm nhỏ li ti ở cả cánh trước và cánh sau.
Sinh học sinh thái:
Chỉ sống ở những nơi có rừng hoặc bìa rừng, đây là đặc tính riêng của cả họ
Bướm rừng Amathusiidae.
Phân bố:
Từ Sikkim tới Mianma, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam.Phân bố ở độ cao
dưới 1.200m, nhiều hơn khi xuống thấp, trong các khu rừng.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Các loài Bướm
rừng nói chung và loài Faunis canens nói riêng là những loài bướm thường
có cánh rộng, bay chậm và chỉ sống ở nơi có rừng.Chúng là một trong những loài
bướm đẹp và giữ vai trò chỉ thị quan trọng. Ở đâu còn có chúng thì ở đó có rừng.
Do đó cần bảo vệ rừng tự nhiên - là nơi cư trú duy nhất của loài này.
Mô tả loài: Vũ Văn Liên - Bảo
tàng thiên nhiên Việt Nam.