Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Đa gáo
Tên Latin: Ficus callosa
Họ: Dâu tằm Moraceae
Bộ: Gai Urticales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    GỪA

ĐA GÁO

Ficus callosa Willd., 1798

Ficus basidentula Miq., 1859

Ficus cinerascens Thwaites, 1861

Ficus cordatifolia Elmer, 1911

Họ: Dâu tằm Moraceae

Bộ: Gai Urticales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thường xanh. Thân hình trụ thẳng, có bạnh vè lớn, cao đến 40 m, đường kính 80 - 200 cm. Vỏ màu xám nâu, nứt dọc rất nhẹ, thịt vỏ vàng. Cành hơi thô, có lông ngắn lúc non. Lá non rất lớn, dài 50 - 60 cm, chia thùy. Khi trưởng thành hình bầu dục, nguyên, gốc tròn hay hình tim, đỉnh tròn, dài 15 - 25 cm, rộng 8 - 14 cm. Gân gốc 3 - 5, gân bên 7 - 9 đôi. Cuống lá dài 3 - 7 cm, nhẵn. Lá kém hình tam giác, hơi có lông. Cụm hoa đơn độc ở nách lá gần hình cầu, đường kính 15 - 18 mm. Hoa đực có cuống, 5 cánh đài, nhị 1 - 2, bao phấn gần hình tròn. Hoa cái, 3 - 4 cánh đài hình mác thuôn, bầu hình trứng, vòi dính gần bên, hình sơi đầu chia hai; quả phức gần hình cầu, đường kính 25 mm, màu lục.

Sinh học, sinh thái:

Cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, trong rừng nguyên sinh và thứ sinh, ven đường, quanh nhà... Cây mọc nhanh. Hoa tháng 4 - 5. Quả tháng 6 - 7.

Phân bố:

Trong nước: cây mọc ở hầu hết các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng.

Nước ngoài: Bangladesh, Borneo, Campuchia, Trung Nam Trung Quốc, Đông Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Jawa, Lào, Đảo Sunda Nhỏ, Malaya, Maluku, Myanmar, Philippines, Sri Lanka, Sulawesi, Sumatera, Thái Lan.

Công dụng:

Gỗ màu trắng hay nâu xám, mềm, thớ hơi thô. Có thể dùng làm các đồ đạc kém giá trị. Cây có quả có thể ăn được.

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 533.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Đa gáo

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này