New Page 1
BƯỚM MẮT RẮN BAY ĐÊM
Melanitis leda
(Linnaeus,
1758)
Papilio leda
Linnaeus, 1758
Papilio solandra
Fabricius, 1775
Melanitis[sic] barnardi
Lucas, 1892
Họ: Bướm mắt rắn Satyridae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera
Đặc điểm nhận dạng:
Giống
Melanitis là giống bướm lớn với cánh trước cong hình lưỡi liềm nhiều hoặc
ít ở gân 5 và cánh sau có đuôi ở gân 4. Ở cánh trước không có gân nào phồng lên
ở gốc. Dạng mùa khô có con trưởng thành lớn hơn, cánh góc cạnh hơn ở cả hai
giới, vùng sát mép trên màu cam phát triển ở cánh trước và mặt sau có màu khó
miêu tả. Các loài của nó hoạt động vào sáng sớm hoặc gần tối, thường bị thu hút
vào các ngôi nhà vì ánh sáng. Ấu trùng của nó ăn cây của họ Gramineae, bao gồm
cả tre. Xuất hiện ở Châu phi cho tới phương Đông. Loài Melanitis leda:
Mặt trên cánh màu nâu, có một đốm mắt kép lớn ở phần gần chót cánh, mặt dưới có
màu sậm,kiểu màu phức tạp và thay đổi. Dạng mùa mưa có các đốm mắt ở mặt dưới
cánh rõ ràng và khá ổn định ở từng cá thể. Ở dạng mùa khô, các đốm mắt tiêu giảm
hoặc biến mất, mặt dưới cánh rất thay đổi, thường nhìn thấy 5 mắt tròn với kích
cỡ khác nhau được bài trí theo sát mép ngoài cánh sau, gần như không có hai cá
thể có mặt dưới cánh giống nhau. Bướm đực và bướm cái ở cả hai mùa giống nhau.
Mặt dưới cánh thay đổi rất giống mảnh lá. Melanitis leda được coi là phổ
biến nhất trong giống này.Sải cánh: 60-80mm.
Sinh học
sinh thái:
Được coi là sâu hại
thứ yếu của cây nông nghiệp, vì sâu ăn lá cây họ Cỏ Poaceae, trong đó có lúa
Ozya sativa. Con cái thường đẻ trứng lúc gần tối, có thể thấy nó bay gần các
bụi cỏ để tìm chỗ đẻ trứng. Ban đêm thường hay bay vào đèn [12]. Chúng xuất hiện
quanh năm ở tất cả những nơi thích hợp nhưng chủ yếu ở vùng thấp. Bướm thường
hoạt động tích cực vào trước và sau khi mặt trời lặn, chúng bay nhanh và thất
thường, bay vào ánh sáng đèn trong nhà. Vào thời gian mùa khô bướm trưởng thành
có thể khá phổ biến ở những khoảng rừng trống. Sâu non ăn lá câu thuộc họ Cỏ
Poaceae bao gồm cả Lúa.
Phân bố:
Phân bố
của loài này có phạm vi địa lý rất rộng, từ châu Phi đến Australlia, Ấn Độ,
Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaixia, Bocneo, Xumatra. Phổ biến ở các
nước trên và Việt Nam.
Giá trị,tình
trạng và biện pháp bảo vệ:
Tuy loài này là
loài bướm gây hại cho mùa màng nhưng chưa gây thành dịch hại tới ngưỡng kinh tế
và chưa cần có các biện pháp phòng diệt vì cơ bản chúng ăn cây cỏ thuộc họ Cỏ
Poaceae là chính.
Mô tả loài: Vũ văn Liên - Bảo tàng thiên
nhiên Việt Nam.