Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cao su
Tên Latin: Hevea brasiliensis
Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae
Bộ: Thầu dầu Euphorbiales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CAO SU

CAO SU

Hevea brasiliensis (Willd. ex A.Juss.) Müll.Arg., 1865

Siphonia brasiliensis Willd. ex A.Juss., 1824

Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae

Bộ: Thầu dầu Euphorbiales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ lớn, cao 30 m, rụng lá về mùa khô. Vỏ nhẵn, có nhiều nhựa mủ trắng; lá kép chân vịt có 3 lá nhỏ, phiến lá hình trái xoan dài, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép nguyên, cuống dài 0,6 - 1,5 cm, cuống lá kép dài 4 - 18 cm. Cụm hoa hình chùy ở nách lá. Hoa đơn tính. Hoa đực cánh đài hợp, trên chia 5 răng, không có cánh tràng, nhị 5 - 10. Hoa cái cánh đài giống hoa đực, bầu 3 ô, mỗi ô một noãn; quả nang chia thành 3 múi khá 1rõ, chứa 3 hạt. Hạt bóng màu nâu, có nhiều chấm trắng.

Sinh học, sinh thái:

Cây thuộc loài cây ưa sáng thích hợp điều kiện khí hậu nóng ẩm, đất đỏ nâu. Cây sinh trưởng nhanh tái sinh hạt tốt.

Hoa tháng 4 - 7. Quả chín tháng 8 - 11 - 12.

Phân bố:

Trong nước: Cây nguyên sản ở Brazil, được gân trồng rộng rãi ở đồng bằng sông Cửa Long, Sông Bé, Đồng Nai, Tây Ninh... Cây trồng chủ yếu lấy nhựa, nhưng có thể lấy gỗ sau khi khái thác nhựa đã kiệt.

Nước ngoài: Bolivia, Bắc Brazil, Nam Brazil, Trung Tây Brazil, Colombia, Guiana thuộc Pháp, Peru, Venezuela.

Công dụng:

Gỗ mềm, màu trắng vàng, thớ mịn, nhẵn, vòng năm khá rõ, tỷ trọng 0,370. Gỗ sau khi ngâm tẩm có thể chế biến các đồ mộc đẹp, làm các công trình nhẹ, xây dựng, làm đồ mỹ nghệ. Hiện rất được ưa chuộng trên thịt trường quốc tế, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 245.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cao su

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này