THỊ BA NGÒI
THỊ BA NGÒI
Diospyros
bangoiensis
H. Lec., 1928
Họ: Thị Ebenaceae
Bộ: Thị Ebenales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây gỗ, thường xanh, cao 12 - 15 m, đường
kính 40 - 50 cm, phân cành sớm, tán rất rậm, tròn, màu lục xẫm. Vỏ thân màu xám
đen, có các rãnh nứt dọc sâu 5mm. Thịt vỏ dày 8 - 9mm, lớp ngoài khô cứng màu
xám đen, lớp trong màu hồng nhạt có các sợi gỗ trắng, sau khi chặt 15 - 20 phút
thịt vỏ thẫm dần. Cành non nhẵn. Lá đơn nguyên mọc cách, hình trứng ngược dài 4
- 6 cm, rộng 2,5 - 2,8 cm. Phiến lá màu xanh lục thẫm, bóng ở mặt trên, màu xanh
lục nhạt ở mặt dưới. đầu lá thuôn nhọn dần hơi cong, gốc lá tròn. Có 6 - 8 đôi
gân bên. Cuống là tròn, nhẵn, dài 1 cm. Quả hình cầu, đường kính 1,5 - 1,8 cm.
Vỏ quả nhẵn bóng, màu xanh lục, thịt
quả
nạc màu xanh, vị chát hơi ngọt, có 5 - 7 hạt. Quả có đài đồng trưởng. Cuống
quả dài 4mm, mập.
Sinh học, sinh thái:
Cây thuộc
loài cây ưa sáng, mọc ở đất cát pha rừng và chân núi miềm duyên hải.
Thích hợp với vùng có khí hậu mưa mùa. Quả chín tháng 9.
Phân bố:
Trong nước: Loài đặc hữu hẹp ở Việt Nam.
Cây mọc ở Cam Ranh, Ba Ngòi, Nha Trang, An Phước, Phan Thiết, Mũi Né, Hàm Tân.
Nước ngoài: Không có dẫn liệu.
Công dụng:
Cây cho gỗ nhỏ, cứng, rắn, dùng đóng đồ
đạc và làm nông cụ, làm đồ tiện, hàng mỹ nghệ. Quả ăn được.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế -
Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 167.