Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cám
Tên Latin: Parinari annamense
Họ: Cám Chrysobalanaceae
Bộ: Hoa hồng Rosales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÁM

CÁM

Parinari annamensis (Hance) J.E. Vidal, 1964

Parinarium annamense Hance, 1877
Họ: Cám Chrysobalanaceae

Bộ: Hoa hồng Rosales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ cao 15 - 30, đường kính 30 - 60cm, phân cành sớm, vỏ ngoài màu nâu sáng, nứt dọc sâu hay bong thành mảnh, thịt vỏ màu hồng nâu dòn và có sạn, dày 1cm. Cành non màu xám nâu, phủ lông ngắn màu vàng nhạt sau nhẳn nhiều lỗ bì. Lá hình trái xoan hay hình trứng, đầu tù, gốc tròn, mép nguyên, dài 6 - 15cm rộng 4 - 9cm; mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới phủ lông trắng hay xám nhạt, gân bên 12 - 15 đôi, nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá dài 7 - 10mm, có lông mềm và có rãnh ở trên.

Cụm hoa chùy tận cùng rất nhiều hoa, cuống chung có lông ngắn màu vàng hoe dày đặc. Hoa nhỏ, rộng 3mm, cuống ngắn hay không, lá bắc và lá bắc nhỏ rựng xuống. Cánh đài hợp hình chuông, có lông ở ngoài, có 3 thùy tam giác nhọn. Cánh tràng màu trắng rất nhỏ, bằng hay hơi vượt thùy đài, dài 15mm rộng 6 - 7mm. Nhị 5 - 12 nhẵn, bao pấn tròn.

Bầu nhiều lông vòi có lông ở gốc, nhẵn ở trên; quả hạch hình trứng, hay gần hình cầu, dài 4cm, rộng 3cm, phủ nhiều lỗ bì xám, vỏ ngoài dày có nhiều vảy xám bạc, hạch lớn, dòn, 1 - 2 ô.

Sinh học, sinh thái:

Cây mọc khá phổ biến ở các rừng thường xanh, thưa ở độ cao dưới 800m. Cây ưa đất cát hay đất lẫn đá ẩm. Tái sinh bằng hạt tốt. Mùa hoa tháng 3 - 4. Mùa quả bắt đầu tháng 5 - 6 và tồn tại đến mùa hoa năm sau.

Phân bố:

Trong nước: cây mọc ở Thanh hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Phú Yên, Khánh Hoà. Tây Ninh, Đồng Nai, Phú Quốc, Côn Đảo.

Nước ngoài: Cây phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan.

Công dụng:

Gỗ lúc đầu vàng, sau ngả màu nâu sáng hơi hồng, gỗ nặng, Tỷ trọng 0,73, Lực kéo ngang thớ 26 Kg/cm2, lực nén dọc thớ 444 Kg/cm2, oằn 1, 096 Kg/cm2, hệ số co rút 0,25 - 0,60; hơi cứng, khó làm và dễ nứt có thể dùng làm các đồ dùng và gỗ xây dựng trong nhà, quả ăn được.

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 98.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cám

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này