THANH THẤT
THANH THẤT
Ailanthus triphysa (Dennst.) Alston, 1931
Adenanthera triphysa
Dennst., 1818
Ailanthus malabarica
DC., 1825
Hebonga siamensis
Radlk., 1912
Pongelion fauvelianum
(Pierre ex Laness.) Pierre, 1894
Họ: Thanh
thất Simaroubaceae
Bộ: Cam
Rutales
Đặc
điểm nhận dạng:
Cây rụng lá màu khô, cao 20 - 25 m. Vỏ màu nâu xám sẫm, nhẵn,
hoặc có những đường nứt nhỏ, thịt vỏ mùi hắc, cành non màu nâu đỏ;
lá kép lông chim một lần lẻ, mọc
cách tập trung ở đầu cành, rất lớn, có khi d 5 lá nhỏ, dài 7
- 12 cm, rộng 2 - 4,5 cm, hình trứng hay dài hình mác, hơi cong nhọn dần về phía
đầu, gốc lệch,
mép lá nguyên hoặc có 1 - 2 đôi
răng cưa ở phía gốc. Cuống lá dài 0,5 - 1,5 cm, lá rụng chuyển sang màu đỏ tía. Hoa màu xanh nõn chuối, tạp tính hay thành chùy ở đầu cành
hay nách lá, dài tới 25 cm. Cánh đài có lông ở mặt ngoài hợp ở gốc, thùy đài nhọn
dài, cánh tràng 5, hình thoi, nhọn. Nhị 10, nhẵn, đĩa, nhỏ, mép khía lượn, bầu
có 5 lá noãn, đầu xẻ 5. Quả hình trái xoan, xung quanh có cánh mỏng dài 3 - 5 cm, hạt
tròn, dẹt, ở giữa quả, màu đỏ nâu.
Sinh học, sinh thái:
Cây ưa sáng, mọc ven rừng, sinh trưởng nhanh, có khả năng
chịu hạn tốt,
tái sinh hạt hiếm. Hoa tháng 6 -
5. Quả tháng 7 - 9.
Phân bố:
Trong nước: Cây mọc rải rác trong các
rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh ở
Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Núi Chúa
- Ninh
Thuận...
Nước ngoài: Borneo, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ,
Jawa, Lào, Malaya, Maluku, Myanmar, Philippines, Queensland, Sri Lanka,
Sulawesi, Thái Lan.
Công dụng:
Gỗ mềm, thớ mịn, thẳng, rất dễ sử dụng. Gỗ dễ bóc, dễ chày,
nên có thể dùng làm diêm. Vỏ cây, vỏ, rễ, quả đều có thể dùng làm thuốc.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 704.