Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Gội nếp
Tên Latin: Aglaia spectabilis
Họ: Xoan Meliaceae
Bộ: Bồ hòn Sapindales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    GỘI NẾP

GỘI NẾP

Aglaia spectabilis (Miq.) Jain & Bennet., 1987

Amoora spectabilis Miq., 1868

Amoora gigantea Pierre in Laness., 1886

Aglaia gigantea (Pierre) Pell., 1911

Họ: Xoan Meliaceae

Bộ: Cam Rutales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ lớn, cao 30 - 45 m, đường kính 100 - 150 cm, gốc thường có bạnh vè. Cành non có lông hình sao. Lá kép lông chim lẻ, lớn, cuống lá dài 40 - 50 cm, phình ở gốc; lá chét 11 - 15, mọc đối hay gần đối, cuống lá chét dài 1 - 2,5 cm, những đôi phía dưới phiến hình trái xoan - mũi mác, những đôi phía trên hình thuôn, gốc tròn hay gần tròn, đầu nhọn, phiến lá cỡ 10 - 18 x 5 - 7 cm, dai, nhẵn; gân bên 8 - 12 đôi ở những đôi dưới, 14 - 18 đôi ở những đôi trên, nổi rõ cả 2 mặt. Cụm hoa đực hình chùy ở nách lá. Cụm hoa cái hình chùm ngắn hơn lá, có lông. Hoa gần hình cầu, đường kính 3 - 4 mm; cuống hoa ngắn. Lá đài 3 - 5, dính ở phía dưới, mặt ngoài có lông hình sao. Cánh hoa 3, nhẵn; ống nhị hình cầu, nhẵn; bao phấn 10, thuôn, đính 2/3 phía trên ống nhị, nhưng không thò ra ngoài. Bầu hình cầu, có lông, 2 ô, 2 noãn trong mỗi ô; vòi nhụy không phát triển. Quả hình cầu hay trứng ngược, đường kính 5 - 6 cm, 3 ô, mỗi ô 1 hạt, khi chín, nứt muộn. Hạt có áo hạt, màu đỏ.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 4 - 5, có quả tháng 9 - 12.Tái sinh bằng hạt. Mọc trong rừng nguyên sinh và thứ sinh, ở độ cao dưới 700 m. Tái sinh bằng hạt.

Phân bố:

Trong nước: Sơn La (Mộc Châu), Yên Bái, Tuyên Quang (Na Hang), Vĩnh Phúc, Hà Tây (Ba Vì), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hoá, Nghệ An (Quỳ Châu), Quảng Trị, Kontum, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang.

Nước ngoài: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Philippin, Indonesia, Philippin.

Giá trị:

Gỗ tốt, cây cho khối lượng lớn, làm nhà cửa, đồ dùng gia đình và công cụ sản xuất.

Tình trạng:

Loài cây bị khai thác nhiều, diện tích rừng bị giảm sút, mức độ giảm sút hiện tại và trong tương lai không ít hơn 20%. Loài sẽ nguy cấp. Tuy nhiên, sẽ được bảo tồn ở Vườn Quốc gia Ba Vì và Cúc Phương.

Phân hạng: VU A1a,c,d+2d.

Biện pháp bảo vệ:

Đề nghị khi khai thác trừ lại cây giống.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 279.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Gội nếp

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này