O KIEN GAI
Ổ
KIẾN GAI
Myrmecodia
tuberosa Jack, 1823
Lasiostoma
tuberosum
(Jack) Spreng., 1824
Bantiala rubra
Dauphinot, 1791
Myrmecodia
amboinensis
Becc., 1884
Họ:
Cà phê Rubiaceae
Bộ: Long đởm Gentianales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây sống bám bì
sinh trên cành cây gỗ khác. Thân phồng thành củ, có nhiều gai và mọc lên 1 thân
mang nhiều lá. Thân củ có nhiều lỗ như tổ ong cho kiến ở, giữ nước và các chất
màu, phân của kiến nuôi cây. Lá mọc đối, dày, nhẵn bóng,
mép lá nguyên, hình thuôn dài 8 - 10 cm, rộng 1 - 2 cm. Hoa mẫu 4, màu
trắng. Bầu 2 ô. Quả hạch thuôn, khi chín màu đỏ, dài 1,5 - 2 cm. Hạt dài 4 - 5
mm. Khác với loài Ổ kiến Hydnophytum formicarum là củ nhẵn và từ 1 củ, có
nhiều thân cây mọc lên.
Sinh học, sinh
thái:
Ra hoa quả tháng
1 - 2. Sống
phụ sinh trên cây gỗ khác trong rừng, nơi ẩm. Tái sinh bằng hạt. Loài này có
mối quan hệ tương hỗ,
cộng sinh với loài kiến săn mồi. Cây có thân gốc phình to, rỗng, với nhiều
đường ngoằn ngoèo để kiến làm tổ và cây cung cấp thức ăn cho kiến. Phần thức
ăn được cung cấp cho kiến dạng đường tiết ra trên thân cây. Bầy kiến ăn những
thức ăn này và định cư trên cây để bảo vệ cây khỏi côn trùng gây hại. Khi cây
trưởng thành nó ngưng cung cấp thức ăn cho bầy kiến và bầy kiến phải tự đi kiếm
ăn, đem mồi về tổ. Thức ăn thừa và chất thải là nguồn dimnh dưỡng tốt cho cây.
Các ghi nhận cho thấy những cây có kiến sinh sống được bảo vệ, phát triển tốt
hơn và thường không bị các loài côn trùng phá hoại.
Phân bố:
Trong nước: Quảng
Ngãi, Kontum, Gia Lai (An Khê), Đắk Lắk (Tà Đùng), Lâm Đồng (Đà Lạt), Khánh Hòa
(Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà).
Nước ngoài:
Borneo, Jawa, Đảo Sunda Nhỏ, Malaya, Maluku, New Guinea, Philippines,
Queensland, Đảo Solomon, Sulawesi, Sumatera, Thái Lan
Giá trị:
Loài hiếm. Có
dạng sống đặc biệt; thân củ dùng chữa bệnh gan, vàng da, vàng mắt và chữa bệnh
cho phụ nữ sau khi sinh đẻ.
Tình trạng:
Cây vốn hiếm gặp,
bị khai thác nhiều làm thuốc. Môi trường sống đang bị xâm hại do phá rừng.
Phân hạng:
VU A1a,c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
"bị đe dọa" (Bậc T). Đề nghị bảo vệ nguồn gen quý hiếm này ở khu vực Tây Nguyên.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 321.