KẸP KÌM SỪNG LƯỠI HÁI
KẸP KÌM SỪNG LƯỠI HÁI
Dorcus antaeus
Hope, 1842
Họ: Kẹp kìm Lucanidae
Bộ: Cánh cứng Coleoptera
Đặc điểm nhận
dạng:
Là loài bọ cánh
cứng có kích thước lớn: con đực dài tới trên 80mm, có màu đen tuyền. Thoạt nhìn
hình thái bề ngoài của con đực loài Dorcus antaeus rất giống loài Dorcus curvidens. Đặc điểm khác biệt của loài này là có cặp sừng doãng rộng, phân
nhánh ở vị trí ~1/3 kể từ gốc, cong gấp khúc ở đoạn giữa làm cho sừng có dạng
lưỡi hái và đuôi sừng rất nhọn.
Sinh học, sinh
thái:
Chưa có
nhiều dẫn liệu
về ấu trùng và thức ăn của loài này trong tự nhiên. Chúng thường sống trên các vùng rừng núi cao, khí hậu ôn hoà.
Phân bố:
Trong nước:
Lai Châu (Phong Thổ), Vĩnh Phúc (Tam Đảo).
Thế giới:
Đông bắc Ấn Độ, Butan, Sikkim, Mianma, Nam Trung Quốc, Bắc Thái Lan, Malaixia.
Giá trị:
Là loài cánh cứng
to, đẹp, đã và đang bị thu bắt mạnh để buôn bán từ những năm 90 của thế kỷ 20
cho đến nay với giá rất đắt.
Tình trạng:
Trước năm 1990,
số lượng cá thể của loài này còn nhiều. Từ năm 1990 đến nay đặc biệt là vào
những năm cuối thể kỷ 20, loài này đã bị thu bắt nhiều để buôn bán nên số lượng
cá thể loài này suy giảm nhiều và trở nên ít gặp.
Phân hạng:
EN A1a,c,d C1.
Biện pháp bảo vệ:
Mặc dù nhiều vùng
núi cao của nước ta hiện nay đều thuộc các khu bảo tồn thiên nhiên thậm chí rừng
cấm quốc gia nhưng vẫn còn nhiều sơ hở, chưa có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt
loài côn trùng này. Trước mắt cần cấm thu thập, bẫy bắt loài này để buôn bán.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.