BƯỚM PHƯỢNG CÁNH CHIM CHẤM LIỀN
BƯỚM PHƯỢNG CÁNH
CHIM CHẤM LIỀN
Troides helena cerberus
C.
&
R. Felder, 1865
Họ: Bướm phượng Papilionidae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera
Đặc điểm nhận
dạng:
Ở con đực nhìn từ
trên xuống thấy: Đôi
cánh trước màu nhung đen, với mép viền có màu hơi sáng. Đôi
cánh sau phần lớn màu vàng rực rỡ với những chấm đen ở mép cánh; một hoặc vài
chấm đen ở gần gốc cánh phía trước có thể bị cắt bớt. Con cái nhìn từ trên xuống
thấy: Đôi cánh trước gần giống như ở con đực. Trên một phần của cánh sau, các
chấm đen ở mép cánh có một hoặc một loạt chấm thuộc
mép cánh trong không liền;
Ngoài ra, một số chấm đen thuộc mép cánh ở vùng 2 và 3 không liên tục, những
chấm còn lại dính liền với nhau, nhìn chung con cái lớn hơn con đực. Sải cánh:
140 - 170m. Loài này
trong lúc bay nhìn rất giống loài
Bướm phượng cánh chim chấm rời
Troides aeacus
Sinh học, sinh
thái:
Ở nước ta có thể gặp ở vùng rừng rậm, mưa nhiều. Loài bướm này
thường bay ra vào lúc bắt đầu có ánh nắng buổi sáng và buổi chiều tà, chúng bay
với tốc độ vừa phải, không cao và hay đậu trên các bụi cây có hoa. Do đó chúng
rất dễ bị vào vợt của người sưu tầm. Người ta đã nhìn thấy chúng bay thành đôi
để giao phối vào buổi hoàng hôn của mùa hè. ở Thái Lan người ta đã nhân nuôi
giống Troides thành công.
Phân bố:
Trong nước:
Gặp ở các vùng rừng ẩm nhưng không thường xuyên như: Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Mê
Linh), Ninh Bình (Cúc Phương), Quảng Trị (Tân Lâm), Đà Nẵng (bán đảo Sơn Trà).
Thế giới:
Ấn Độ (Sikkim), Mianma, Trung quốc, Thái Lan, Lào, Malaixia, Indonesia (Borneo).
Giá trị:
Là loài bướm đẹp
được các nhà sưu tầm ưa chuộng, các nhà buôn mua với giá đắt và được đánh giá là
một trong các loài bướm đẹp nhất thế giới.
Tình trạng:
Tuy là loài phân
bố rộng toàn quốc nhưng rất hiếm gặp và chúng đã và đang là đối tượng bị thu bắt
để trao đổi, buôn bán trong nước và trên thị trường quốc tế. Số lượng cá
thể của chúng ở một số nơi còn sẽ bị suy giảm mạnh do tốc độ phá rừng.
Phân hạng:
VU A2a,c,d B2b,d,e + 3b,c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Là loài đã được
đưa vào Sách Đỏ Việt Nam năm 2000. Vùng sinh sống của chúng phần lớn đang thuộc
các khu rừng cấm quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Trước mắt cần nghiêm
cấm việc thu bắt loài này với mục đích buôn bán, trao đổi không thuộc kế hoạch
của Nhà nước. Bảo vệ rừng tự nhiên, nhất là những vùng rừng nhiệt đới ẩm nơi
loài này sống thích hợp và nên nghiên cứu nhân nuôi chúng để bổ sung số lượng.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.