Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

BAY TRONG ĐÊM TỐI CÙNG CHỒN DƠI

Phùng Nguyễn Trí Lâm, Phùng Mỹ Trung – Admin Sinh vật rừng Việt Nam

 

Mỗi loài sinh vật có một hình dáng, tập tính và nguồn thức ăn khác nhau nhằm thích nghi với điều kiện sống trong môi trường tự nhiên. Do trải qua hàng triệu năm để tồn tại các loài đã tự hoàn thiện khả năng săn mồi và kiếm ăn. Nhiều loài săn mồi nhờ vào sức mạnh của nanh vuốt và hàm răng chắc khỏe, trong khi một số loài khác lại chăm chỉ đào bới hoặc rình rập, chờ đợi con mồi. Trong cuộc mưu sinh để tồn tại và phát triển chính sự cạnh tranh không khoan nhượng trong tự nhiên đã giúp các loài ngày càng hoàn thiện chiến thuật sống và kiếm ăn của chúng. Cuộc sống là vậy một số loài phải chết đi để một số loài khác tồn tại và phát triển. Đây là qui luật khắc nghiệt nhật mà tạo hóa bắt các loài phải thích nghi. Một trong những khả năng đáng khâm phục nhất là khả năng tinh tường trong đêm tối đen như mực ở rừng sâu để tấn công và tránh bị tân công. Bạn đã bao giờ nhìn thấy những gã khổng lồ của rừng xanh bay từ cây này qua cây khác để săn mồi chưa ?

 

 

 

Chồn bay Cynocephalus variegatus Ảnh: Norman Lim

 

 

Nếu có dịp bạn được khám phá rừng mưa nhiệt đới ở Việt Nam để chiêm ngưỡng các loài động vật ăn đêm thì chắc chắn bạn không khỏi ngạc nhiên khi tận mắt chứng kiến loài thú khổng lồ biết bay ở Việt Nam loài Chồn bay Cynocephalus variegatus. Trong đêm rừng tối đen như mực Chồn bay có thể bay từ cây này qua cây khác mà hoàn toàn không bị ngã hoặc bị vướng phải dây leo, bụi dậm mọc chằng chịt trong khắp khu rừng. Đây là họ duy nhất và cũng gồm một gống duy nhất phân bố ở rừng mưa nhiệt đới Việt Nam. Chồn bay có một đời sống sinh thái, thức ăn và tập tính hoàn toàn khác biệt với các loài khác. Nhằm thích nghi với đời sống leo trèo trên cây nên chúng có móng vuốt sắc nhọn để bám chắc vào lớp vỏ cây mỗi khi leo trèo tìm kiếm thức ăn. Do hoàn toàn sống trên cây, trên cành cây và hầu như không bao giờ xuống mặt đất cho nên nó di chuyển từ cây này sang cây khác bằng cách dương màng cánh da lượn trong không trung. Khả năng bay lượn của chúng chủ yêu từ trên cao xuống thấp do vậy mỗi lần chuyền từ cây này qua cây khác chúng phải leo lên vị trí cao nhất của thân cây để “bay”. Hoạt động ban đêm rất thiếu ánh sáng nhưng khả năng nhận biết điểm đậu trên thân cây rừng cùa chúng rất lợi hại và chính xác. Hơn nữa trong lúc bay hầu như không phát ra tiếng động lớn và ồn ào khiến chúng không bị con mồi và kẻ thù phát hiện.

Hiện nay loài thú “khổng lồ biết bay” này ở Việt Nam đã được đưa vào sách đỏ và được pháp luật bảo vệ vì số lượng loài còn rất ít trong một số Khu bảo tồn hoặc Vườn quốc gia. Việc tìm hiểu sâu về loài này sẽ là một điểu kiện rất tốt cho chúng ta cùng nhau chiêm ngưỡng vẻ đẹp, sự kỳ lạ của nó cũng như nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

 

 

 

Chồn bay Cynocephalus variegatus - Ảnh: Norman Lin

 

 

ĐẠC ĐIỂM NHẬN DẠNG CỦA CHỒN BAY - Cynocephalus variegatus
Đầu rộng, tai ngắn tròn hoặc tù. Mắt to, mầu nâu đỏ hay nâu lục nhạt. Màng cánh phủ tới đầu mút đuôi. Lông trên mặt cánh lốm đốm nâu xám, mặt dưới cánh nhạt hơn không có đốm. Con cái có màu xám sáng hơn chuyển dần sang màu nâu, thậm chí hơi đỏ. Chiều dài chi trước và chi sau gần như bằng nhau, có 5 ngón. Các ngón chân nối nhau bằng màng da tới tận gốc vuốt chân.
Thức ăn là quả cây rừng. Mang thai khoảng 8 tuần. Đẻ mỗi lứa 1 con. Con chưa cai sữa, mẹ đã có bầu lứa tiếp theo. Con sơ sinh yếu được nuôi trong túi màng da do màng da ở phần đuôi tạo thành. Túi da mềm và ấm, con non sống trong túi đến khi tự lập. Đây có thể xem như loài thú “có túi” duy nhất ở Việt Nam và khả năng nuôi con trong chiếc túi. Chồn bay nuôi ở trong chuồng bằng các quả mềm như: chuối, đu đủ, cam, xoài và rau diếp.
Sống trong rừng rừng nguyên sinh hay thứ sinh trên núi cao và vùng đất thấp. Làm tổ trong bọng cây to cao 20 - 50m.

 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này