NHỮNG VIÊN GẠCH ĐẦU TIÊN CỦA LÂU ĐÀI PHÂN LOẠI SINH VẬT
Chắc hẳn không ai trong số chúng ta những người yêu thiên nhiên và đặc biệt là những người học chuyên ngành phân loại sinh vật chí ít cũng đã có lần được nghe ai đó nhắc đến những cái tên như Jon Ray, Linnaeus, Lammark . . . Họ là những viên gạch đầu tiên xây dựng nên ngành phân loại sinh vật, là những tấm gương, niềm mơ ước và kiêu hãnh của nhân loại. Từ những công lao đóng góp của Họ mà ngày nay các nhà khoa thế hệ trẻ chúng ta được thừa hưởng những kiến thức vô cùng uyên bác và còn bạn. Bạn biết gì về họ?
Lịch sử non trẻ của ngành phân loại học Taxonomy đã bắt đấu được hình thành từ thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII đã có những ý định phân loại các dạng sống khác nhau nhưng ý đồ đó đã vấp phải những mâu thuẩn khá nghiêm trọng và đạt đến đỉnh cao trong thế kỷ XIX.
Trước hết loài là đơn vị phân loại đối với thực vật cũng như đối với động vật, nói một cách nôm na, loài là bất kỳ một nhóm cơ thể sống nào đó mà có thể tự giao phối với nhau trong thiên nhiên, sinh ra con cháu của chúng giống nhau như đúc; thế hệ con cháu này đến lượt mình lại sinh ra thế hệ con cháu kế tiếp cứ thế tiếp tục mãi. Ví dụ: Con người với tất cả những sai khác bên ngoài vẫn được coi là đại diện của một loài vì dù da Đen hay da Trắng hoặc da Vàng thì vẫn có thể MỌI LÚC MỌI NƠI và CHO ĐỜI SAU HỮU THỤ. Trong khi đó voi châu Phi và voi châu Á rất giống nhau về hình dạng to lớn bên ngoài nhưng lại thuộc hai loài khác nhau, vì khi chúng giao phối với nhau không sinh ra thế hệ con cháu.
Trong danh mục của Aristotle có khoảng 500 loài động vật, còn Theophrastus mô tả cũng chừng ấy loài thực vật. Vào năm 1700, người ta đã mô tả được hàng chục nghìn loài thực vật và động vật. Nhưng để hoàn chỉnh một hệ thống phân loại thống nhất cho hàng chục nghìn loài không phải dể dàng.
Jon Ray (1628 - 1705) nhà tự nhiên học người Anh. Trong tác phẩm gồm ba tập “Lịch sử thực vật” (1686 - 1704) Ray đã mô tả tất cả các loài thực vật được biết đến thời đó. Trong cuốn sách khác: “Tổng quan phân loại động vật...”(1693) Ray đã đề cập đến việc phân loại động vật của ông sau khi áp dụng qui tắc liên kết các loài theo nhóm những dấu hiệu bên ngoài, chủ yếu là theo xương và răng. Chẳng hạn ông chia các loài thú thành hai nhóm lớn:
- Thú có ngón
- Thú có guốc
Ðến lượt nhóm có guốc lại chia ra:
- Nhóm một guốc (ngựa)
- Nhóm hai guốc (bò rừng lớn)
- Nhóm ba guốc (tê giác)
Ông lại chia nhóm có hai guốc thành 3 nhóm nhỏ:
- Thứ nhất: Các loài nhai lại, sừng không rụng như là (dê)
- Thứ hai: Các loài nhai lại sừng rụng hàng năm (hươu)
- Thứ ba: Các loài không nhai lại
Phân loại của Ray còn rất chưa hoàn chỉnh nhưng nguyên lý cơ bản của nó đã được tiếp tục phát triển trong các công trình của các nhà tự nhiên học Thụy điển Carl Linnaeus
CARL LINNAEUS
Linnaeus sinh ngày 23 - 5 - 1707 ở Thụy Ðiển. Ngay từ khi còn học tiểu học và trung học, Linnaeus đã không chăm chỉ học bài ở lớp, ở trường bằng mải mê quan sát thu thập các mẫu vật về cây cỏ, hoa, lá, quả...ở ngoài trời, trong thiên nhiên. Lúc 8 tuổi người ta đã gọi đùa Linnaeus là “Nhà thực vật trẻ”.
Năm 20 tuổi, Linnaeus vào học ở trường Y và ba năm sau, năm 1730, được giữ lại trường làm phụ giảng. Năm năm sau, năm 1735, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Y khoa tại Hàlan. Sau đó, trong ba năm liền, ông lần lượt học thêm ở Ðức, Ðanmạch, Anh và Pháp, là những trung tâm văn hóa lớn thời đó.
Năm 1738 ông trở về quê để theo đuổi nghề thầy thuốc. Năm 1741, lúc 34 tuổi ông được cử làm giáo sư đại học. Từ đó tới lúc mất, ông kết hợp giảng dạy, nghiên cứu và biên soạn tài liệu khoa học. Linnaeus mất năm 1778, thọ 71 tuổi
Công trình khoa họ của Linnaeus:
Năm 1732, khoảng thời gian này, người ta đã biết ít nhất là 70.000 loài, sau khi đi ngang qua vùng phía Bắc bán đảo Scanđinever, vùng được coi là không có điều kiện thuận lợi đối với sự phồn thịnh của khu hệ động và thực vật, trong một thời gian ngắn Linne đã phát hiện gần 100 loài cây mới. Linnaeus đã nghiên cứu các cơ quan sinh sản của thực vật, và có chú ý đến những sai khác về loài. Sau này trên cơ sở đó ông đã xây dựng hệ thống phân loại của mình. Năm 1735 Linnaeus đã xuất bản cuốn sách”Hệ thồng của tự nhiên”trong đó trình bày hệ thống phân loại của giới động vật và thực vật do ông lập ra, gồm 4 nhóm từ nhỏ đến lớn là: Loài (species) - Chi (genus) - Bộ (order) - Lớp (class). HỆ THỐNG NÀY ĐƯỢC COI LÀ ÔNG TỔ CỦA HỆ THỐNG PHÂN LOẠI HIỆN ĐẠI. Chính Linnaeus là người sáng lập ra Khoa học phân loại (Taxanomy hay là Systematics) nghiên cứu sắp xếp các loài sinh vật.
Linnaeus chia giới thực vật thành 24 lớp, giới động vật thành 6 lớp. Ðóng góp lớn nhất của Linnaeus đối với công tác phân loại là đã nghĩ ra được một cách đặt tên sinh vật rất chặt chẽ và thuận tiện. Mỗi sinh vật được gọi bằng hai tên của tiếng Latinh, tên đầu viết hoa, chỉ Chi (Genus), tên sau viết thường, chỉ Loài (Species). Chẳng hạn trong chi mèo Felis có Mèo nhà: Felis domesticus, Sư tử: Felis leo, Hổ: Panthera tigris.
Từ năm 1746 đến năm 1753, trong bảy năm. Linnaeus đã soạn và in thêm quyển “Thực vật chí”, trình bày các chìa khóa và kết quả phân loại thực vật. Việc phân loại chủ yếu dựa trên các ngoại hình, dễ thấy và dễ nhận dạng nhất giữa các sinh vật.
Chìa khóa phân loại đó có nhược điểm lớn nhất là chưa tính được các khác biệt về kích thước, hình dáng ngoài xuất hiện do các giai đoạn phát triển khác nhau (trứng, sâu, nhộng, ngài...), hoặc chế độ dinh dưỡng khác nhau (nhất là đối với thực vật). Chẳng hạn Ốc sên thuộc Chi Cerion ở quần đảo Caribe đã được phân loại thành 600 trăm loài, nhưng xét kỹ lưỡng thì chỉ gồm có ... hai Loài! Một hạn chế nữa của Linnaeus là đã phân loại sinh vật theo quan điểm Thượng đế sáng tạo muôn loài bất biên qua thời gian. Tuy nhiên, Linnaeus đã nhận ra sai lầm của mình và tự ý bác bỏ các phần liên quan đến quan điểm bất biến.
Hiện nay, thế giới vẫn chấp nhận rộng rãi và trong những nét cơ bản phương pháp phân loại của Linnaeus, như trình bày trong bản tái bản lần thứ 10 quyển hệ thống tự nhiên (1758), gồm 1384 trang. Sinh vật được chia thành các nhóm từ lớn đến nhỏ: Giới - Lớp - Bộ - Chi - Loài. Các nhóm trung gian được gọi là phụ. Nay ta thêm Ngành giữa Giới và Lớp. Chẳng hạn, trong giới động vật có Ngành động vật không xương sống và Ngành động vật có xương sống. Mỗi Ngành lại bao gồm nhiều Lớp. Chẳng hạn, Ngành động vật có xương sống gồm năm Lớp: cá, ếch nhái, bò sát, chim và thú. Ngoài ra, người ta còn thêm Họ (family) vào giữa Bộ (Order) và Chi. Ví dụ: cây cải bắp, su hào, su lơ, cải xanh... đều thuộc Họ cải.
Sau đó hệ thống phân loại của Linnaeus đã được R.H Whitaker cải tiến thêm một lần nữa vào năm 1969 và gồm 5 giới sinh vật: Sinh vật có nhân nguyên thủy, nguyên sinh vật, thực vật, nấm và động vật. Ðó là hệ thống phân loại được thừa nhận rộng rãi nhất ngày nay.
Trong khóa phân loại của Linnaeus, những nhóm rất lớn dần dần được phân chia thành những nhóm ngày một nhỏ hơn, tạo nên hình tượng tương tự một cây phân thành nhiều cành nhánh, sau này mang tên là cây sống. Khi nghiên cứu kỹ sơ đồ ấy, người ta không khỏi có suy nghĩ: Tổ chức này có phải là điều ngẫu nhiên không? Phải chăng trên thực tế hai loài gần nhau lại có thể bắt nguồn từ một tổ tiên chung, còn hai tổ tiên nhau lại có thể bắt nguồn từ một tổ tiên còn cổ hơn và nguyên thủy hơn hay không? Nói tóm lại bức tranh do Linnaeus dựng nên qua nhiều thế kỷ xuất hiện và phát triển có giống cái cây đang mọc hay không? Giả định này đã là cái ngòi để nổ ra cuộc tranh cãi nổi tiếng nhất trong lịch sử sinh học.
Sau khi nêu quan điểm về khả năng biến dị loài dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh, nhà tự nhiên học Pháp Lui Lecie Buffon (1707 - 1788) đã viết 44 tập bách khoa toàn thư: Lịch sử tự nhiên, đề cập đến nhiều lãnh vực phổ cập đối với thời bấy giờ, như tác phẩm của Pliny xưa kia, nhưng chính xác hơn nhiều. Trong đó ông đã dẫn ra một số sinh vật có những bộ phận vô dụng (cơ quan tiêu giảm).
Ví dụ: Hai ngón chân tiêu giảm của lợn nằm cạnh những móng hoạt động bình thường. Phải chăng ngày xưa, những ngón chân đó có kích thước bình thường? Có khả năng ngày xưa những ngón ấy có tác dụng đối với con vật, nhưng theo thời gian con vật không cần thiết đến những ngón thừa ấy nữa. Ta không loại trừ khả năng ngay cả một cơ thể nguyên vẹn có thể xảy ra cái gì đó tương tự? Có lẽ những con khỉ hình người - đó là người đã được sinh ra trước đây, và con lừa là do con ngựa sinh ra?
Một năm sau khi Buffon từ trần, cuộc đại tư sản Pháp nổ ra làm rung chuyển châu Âu, đã mở ra thời đại đạp đổ và cải tạo lại, thời đại đánh giá lại những di sản quý, bây giờ người ta thừa nhận những học thuyết khoa học mà trước đây bị kết luận là tà thuyết nguy hiểm. Trong hoàn cảnh ấy người ta không ủng hộ quan điểm của Buffon về sự phát triển tiến hóa tĩnh của giới sinh vật.
Nhưng mấy chục năm sau nhà nghiên cứu tự nhiên khác người Pháp Jean Baptiste de Lamarck đã nghiên cứu tỉ mỉ sự phát triển của thế giới sinh vật.
BAPTISTE DE LAMARCK
Lamarck sinh năm (1744 - 1829) trong gia đình quý tộc nhưng đã bị sa sút. Ngay từ nhỏ ông đã say mê thiên nhiên và có ước mơ trở thành một nhà khoa học chuyên nghiên cứu động vật, thực vật. Ông là người tiến bộ, mang tư tưởng chống lại quan điểm BẤT BIẾN (nghĩa là không bao giờ biến đổi) của thực vật, động vật. Ông cho rằng các loài thay đổi theo chiều hướng ngày càng tiến hóa hơn. Và cũng từ đó, cuộc đời ông ba chìm bảy nổi mang nhiều cay đắng cũng chỉ vì những suy nghĩ tiến bộ của mình, mà người đời dạo đó không chịu hiểu cho.
Hiện nay, tại Paris (thủ đô nước Pháp) vẫn còn bia mộ của Lamarck. Ðó là kiến trúc bằng đá, tạc cảnh tượng lamarck mù lòa và tiều tụy, đang hấp hối trong vòng tay người con gái hiếu thảo (vốn là thư ký và cộng tác viên của ông vào cuối đời, khi ông mù lòa. Ông làm việc ở bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris. Ông rất quan tâm đến việc phân loại các loài sinh vật. Ông tự hỏi tại sao trong thiên nhiên có nhiều loài như vậy, có thể nói rằng chúng nhiều không kể xiết. Từ loài côn trùng cho đến loài bò sát, loài chim, loài cá, loài có vú... Hàng nghìn con vật khác nhau trong mỗi loài. Có loài có vú mà không có sừng. Có loài có vú lại sống được dưới nước. Có loài chim cánh cụt có loài chim cánh dài cả sải tay... Lamarck xếp bốn loài động vật đầu tiên của Linnaeus (thú, chim, bò sát và cá) vào nhóm động vật có xương sống, ông gọi hai lớp khác (côn trùng và giun) là nhóm động vật không xương sống. Khi công nhận giữa hai lớp côn trùng và lớp giun (Ông hiểu rằng không thể xếp nhện 8 chân với côn trùng 6 chân, và mực với sao biển). Lamarck đã có công phân loại các động vật đó và đưa vào một trật tự tạm thời đạt đến mức phân loại của Aristos.
Trong những năm (1815 - 1827), đã xuất bản 7 tập chủ yếu của Lamarck về Lịch sử tự nhiên của động vật không xương sống, trong đó ông đã mô tả động vật không xương sống, nhiều lần Lamarck đã ngẫm nghĩ về xác suất của quá trình tiến hóa. Vào năm 1801, lần đầu tiên ông đã trình bày sự suy nghĩ của ông về tiến hóa của sinh vật và phát triển những suy nghĩ đó trong công trình chính của mình: Triết học của động vật học (1809). Lamarck đã đề xuất giả thiết rằng một cơ quan nào đó luôn luôn được sử dụng thì kích thước và khả năng hoạt động của nó tăng lên; ngược lại cơ quan vô dụng thì đi đến thoái hóa; những biến đổi đó do tác nhân bên ngoài gây ra. Theo Lamarck sự biến đổi đó có thể di truyền đến đời sau (cái gọi là dấu hiệu tập nhiễm).
Thật dể dàng hình dung ra một loại Sơn dương nào đó, cần với tới những lá ở trên cây, con vật phải dùng hết sức vươn dài cổ, đồng thời chân và lưỡi cũng kéo dài thêm. Kết quả là những bộ phận đó của cơ thể trở nên dài hơn và Lamrcak phỏng đoán, những cái đó đã truyền lại cho đến đời sau, thế hệ này phát triển và hoàn thiện những đặc điểm kế thừa ấy. Như thế là dần dần con Sơn dương đã biến thành con Hươu cao cổ.
Người ta không thừa nhận những học thuyết của Lamarck, vì nó không có những bằng chứng xác đáng về sự di truyền các dấu hiệu tập nhiễm. Thật vậy những dấu hiệu lúc bấy giờ chưa chứng tỏ rằng các dâu hiệu tập nhiễm không di truyền. Thậm chí nếu chúng di truyền được thì chỉ đối với những tình trạng bị sự cố gắng của ý chí. Tác dụng vào giống như kiểu vươn dài của cái cổ con vật. Nhưng khi ấy làm sao giải thích sự xuất hiện màu sắc bảo vệ - các chấm lốm đốm, trên da của con Hươu cao cổ? Bằng cách nào mà màu sắc bảo vệ của con Sơn dương không còn chấm màu này? Có thể giả thiết là tổ tiên của Hươu cao cổ đã cố gắng biến thành Hươu cao cổ có đốm hay không?
Ngày nay có rất nhiều những phát hiện mới về phân loại sinh vật được khám. Những loài mới càng được phát hiện nhiều hơn các lý thuyết về phân loại đã được thay đổi để phù hợp với yêu cầu của khoa học. Một số những loài sinh vật đã được giải mã bộ gen; chắc hẳn việc phân loại sinh vật sẽ được chính xác và dễ dàng hơn so với những Ông tổ của ngành phân loại học của chúng ta. Tuy nhiên những lý thuyết của những bậc tiền nhân vẫn là những viên gạch vững chắc trong lâu đài phân loại và đặc biệt vẫn còn rất hữu ích cho những ai say mê nghiên cứu thiên nhiên hoang dã.
Phùng Mỹ Trung - Hải Quan Đồng Nai.
Pmytrung@yahoo.com