[quote="maivuduy"]
[img]Dưới đây là bài viết"Cọp xanh trong vườn "của tác giả :kỹ sư Phạm lương văn Sáu tôi copy từ tạp chí Hoa Cảnh[/b].
Trở lại vấn đề Cọp Mậu Dần mà tạp chí hoa cảnh số Xuân 98 đã đề cập trong bài “cọp trong Vườn Hoa” , tác giả Nguyễn Thiện Tịch có với thiệu một cây móng cop vàng và một cây móng cop xanh. Móng cop xanh là một loại hoa đặt biệt, quý hiếm.
Sở dĩ hôm nay tôi trình bài thêm về cây mong cọp xanh với quý bạn yêu hoa, vì lẽ tôi đã từng vui buồn với cây mong cọp xanh, từ hơn 30 năm qua. Dịp này xin bổ túc.
Từ xa xưa không biết từ đâu tại dinh Bourgery Đà Lạt có một dây leo, bò phủ lên một góc vườn, lại trồng vào một cái lu bằng sành cũng to tướng mới thích hợp với bộ rể của dây leo.
Từ năm 1962, khi tôi được GS Tôn Thất Trình (lúc bấy giờ là bộ trương canh nông ) đề cử lên trên nhận chăm sóc dinh này, lúc đó được đổi tên là dinh Tổng Thống. Từ đó, tôi phải trãi qua nhiều phiền toái với nhiệm vụ nặng nề trong việc chăm sóc một vườn thương uyển (gọi nôm na) của một Tổng Thống đương quyền rất thích hoa cảnh. Tuy rất vững tâm vì có đủ khả năng kỹ thuật trước nhiệm vụ nặng nề, đồng thời cũng do bản thân yêu thích mà nặng gánh với hoa cảnh.
Sau buổi nhận nhiệm vụ tôi bắt đầu thu thập lại bộ su tập của vườn, ghi lại sổ tai các loài hoa, cảnh, cổ thụ, rừng cảnh bao quanh vừơn Nhờ vậy mới ghi trong vườn có cây mong cợp xanh độc nhát cho cã nước lúc bấy giờ theo sự hiểu biết của tôi.
Theo hình chụp đây, ta nhận ra đó là một dây leo, thân mộc to, sông nhiều năm, có thể luồn quấn trên cây to trên 20 thước. Còn trồng ở cổng san nhà thì ta có thể leo trên cổng, bò dài theo mái hiên. Trong vườn hẹp ta có thể làm giàn theo kiểu dù rộng đường kính để cho cây có thể quấn thành hình tròn, hình vuông theo chiều thoán của sân nhà.
Mới gặp lần đầu hình dáng cây hoa này, ai cũng cho là một cây mắt mèo (Muccuna) mà từ lâu ta đã có, nó thuộc họ Dậu- Papillionaceae.
Thật ra cây mắt mèo ở trong rừng nhiệt đới, á nhiệt đới ở nước ta, là một loại cây dể ghét cho dân đi rừng, sống về nghề lâm nghiệp, vì nó gây ngứa kinh khủng cho các lông phủ đầy trên trái của nó. Khi ta băng rừng, lướt bụi gặm mà chạm phải trái mèo, gây khó chiu suốt hành trình. Hình dáng cây mắt mèo, với cành cây có chuổi dày thòng cũng không lấy gì làm đẹp, khi kết trái thì cho một trái đậu to dài đến 3 tấc, vỏ trái đơm nhiều long tơ rất nhỏ, chính nhữnh long tơ này gây ngứa ngáy cho sinh vật nào vướng phải nó.
Cũng đã nhiều lần đi săn lan với các bạn, vì cứ mãi lo nhìn lên ngọn cây cao, mà vô ý cứ lướt trên lùm bụi đặc dày, hơn nữa lúc phát đã hiện ra một thân cây đầy cành lan sặc sở, hấp dẫn anh em càng nhanh lướt đến hiện trường, thu hái cây lan đẹp là một niềm vui. Vì vậy các bạn nên cẩn thận, tránh chạm mật với cây mắt mèo, thì mới chọn vẹn niềm vui cho chuếyn đi. Do ở khuyết điểm bản tính gây ngứa ngáy của cây mất mèo mà không ai lấy đem về vườn nhà trồng như các lọai dây leo khác.
Còn về cây móng cọp xanh thì sao?
Nguồn gốc thì có thể từ xa xưa, nó ở vùng Phi lực Tân (Philip-pines), rồi đem di thực vào Việt Nam, thời kỳ vùng Đà Lạc vòn mới thành lập, bắt đầu xây dựng các dinh Bourgery của người Pháp, dinh toàn quyền, dinh Bảo Hoàng, xuất phát từ đây. Tên họ cây này ghi chép rành rẽ:
*Tên khoa học: Strongylondonmacrobotry L.
Tên Pháp: Jade Vine.
Họ thực vật: PAPLLIONNACEAE (HỌ ĐẬU – Cánh bướm )
Tên thông thường Viêt Nam: Dây hoa cẩm thạch, (dịch từ tên Jade Vine), còn có tên sau này là dây hoa móng cợp xanh (lấy hình hoa có hình móng cợp mà đặt, chớ không dùng tên chính của ta gọi là dây mắt mèo xanh. Nhung xét ra thì cũng là anh em rất gần của hai cây mắt méo và cây cẩm thạch vừa kể.
Sở dĩ cây hoa cẩm thạch được cho là đẹp là nhờ hình thể của cành hôathngf dài có khi đến cả thước đơm cả vài trăm cái hoa, khi mới thành hình thì hoa có đầu công nhọnnhư cái móc của móng cọp đến lúc từng cái hoa nử rộ, bung ra cánh bướm, lúc đó mới sặc sỡ cánh hoa màu cẩm thạch, luôn đổi màu: sáng sớm màu cẩm thạch xanh Jade, giữa chưa nó đổi màu xanh lơ (beu) trời chiều cái hoa màu xanh lục, nhìn xem mùa hoa lúc trời chiều có vẽ huyền bí mơ hồ nằm giữa một vườn hoa có đủ màu sắc khác, đỏ , vàng trắng, hồng bên cạnh.
Trong việc chăm sóc cây cẩm thạch này thật cũng khá khó, vì bản tính của nó là một loài họ Đậu, mà bộ rễ phần lớn có nốt sần (Nosites) là căng bản tiếp thụ sử dụng đạm chất (N), là đồ ăn chính yếu . nếu không có môi trường N (đạm) chính yếu thì làm yếu đi nhiệm vụ nốt sần này cơ quan rễ định đạm cần thiết.
Không có trường hợp này, cây cẩm thạch sẽ yếu dần, trơ trọi thân cành, không kết hoa trổ trái bình thường.
Nhớ lại một góc vườn hoa có một gián hoa cẩm thạch với màu xanh huyền bí với những móng cọp vươn lên cong vuốt, cũng là một cảnh tương hấp dẫn. Trong lúc đó chủ vườn bài ra một buổi hợp mặt về chiều dưới giàn hoa xanh huyền bí, không gian se lạnh bằng buổi tiệt uốc “café brulot” cho ấm lòng khách. Thật là buổi hơp mặt khó quên. Tiếng lành hoa đẹp lại đồn xa, nên điều cần thiết là phải đem ra nhân giống để có cây trồng.
Thoát được qua phần đầu khâu chăm sóc để có những buổi tiệt nhỏ dưới giàn hoa,thì nay đến khâu gây giống lại càng nảy sing nhiều phiền toái.Việc gây giống cho cây cẩm thạch này, cũng không ngoài kỹ thuật chiết cành (bouture) Nhưng tiện bề nhất nơi một vườn hoa của thượng cấp, không dẽ dàng bó, chiết cành, thân quá lọ liểu với những vết chiết mất nhiều thẩm mỹ. Vì vậy phải có kỹ thuật khéo léo để không làm sái ý cấp trên, từ từ sản xuất cho đạt kết quả.
kết quả áp dụng cho chiết cành:
1. Chọn cành dài, sát đất có đủ điều kiên chiết cành gần nơi gốc, sẽ tránh bớt sự lọ liểu nơi chiết cành, đồng thời cũng tiện chăm sóc, tưới tắm cho cành chiết có điều kiện ra rể. Chú ý là cành kéo sát mặt đất ở địa thế nằm ngang mặt phẳng nơi vết chiết, ngọn ngoài phải cắm một choái nhỏ, cho đứng đầu cành, thì hệ thống nuôi cành mới điều hòa sinh rẻ nơi vết cắt.
2. Điều kiện thứ hai chiết cành trên cao, thì ta cho địa thế cành kín đáo, dể chăm sóc, khi tạo ra vết cắt thì chọn ngay nơi vùng cành màu bánh tẻ, vỏ còn mỏng, nên bóc vỏ dể dàng và tạo rẻ vết cắt mới mau. Cũngvì loại cây này có vỏ dày, nhiều sơ trên vỏ thường cứng, nên khi bị cắt ngang, vết vỏ sẽ co lại nơi chổ chiết, thì không tạo được mủ sinh rể như ta thường thấy.
Thông thường, từ ba đến bốn tháng ta sẽ tách được cây chiết thành phẩm đi trồng.
Đến nay, việc chiết cành, dăm cành cây móng cọp cẩm thạch này trở nên phổ biến. Nhưng điều chính yếu là bạn phải có một cây sẵn sàng tại trong vườn thì mới dễ dàng thành công trong việc lấy giống, nhân giống.