Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 7 Tháng 11 23, 2024 5:22 pm



Gửi bài trả lời  [ 3 bài viết ] 
 Mối đe dọa bọ xít hút máu người ở Hà Nội 
Người gửi Nội dung
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 6 10, 2010 8:03 pm
Bài viết: 16
Gửi bài Mối đe dọa bọ xít hút máu người ở Hà Nội
[img]Ở nước ta, các vùng hiện có nhiều bọ xít hút máu người là khu Tam Đảo, Ba Vì, Vĩnh Phúc. Ở Hà Nội, các vùng có bọ xít hút máu là: Nghĩa Đô (Cầu Giấy), dọc bờ sông Hồng...




Bọ xít hút máu.


Theo TS Trương Xuân Lam - Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) - bọ xít hút máu người thường sống ở giường, đệm tủ và hút máu truyền vi khuẩn gây bệnh vào ban đêm nhưng con người không hề biết.

Bệnh do bọ xít hút máu người truyền nhiễm sang người bị đốt đến nay Việt Nam chưa được khuyến nghị và thống kê. Tuy nhiên, có thể khẳng định bọ xít hút máu người khi đốt sẽ truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi gây bệnh Chaga’s qua đường máu. Người bệnh mất khả năng miễn dịch và thường mệt mỏi, buồn ngủ. Khi bệnh trở thành mạn tính sẽ dẫn đến tử vong do nghẽn mạch máu.



TS Lam cho xem những con bọ xít hút máu mà anh tìm được.

“Ở nước ngoài loài bọ xít hút máu được tuyên truyền và kiểm dịch kỹ. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có thống kê số lượng cũng như kiểm tra đánh giá cụ thể. Với chuyên ngành, tôi nhận thấy đây là loài cần được quan tâm khi đô thị hóa bởi chúng cũng hút máu và truyền bệnh”, TS Trương Xuân Lam nhận định. Theo TS Trương Xuân Lam, bọ xít thường hút máu vào ban đêm, mỗi lần hút lượng máu có thể tương đương một đốt ngón tay.

PGS.TS Nguyễn Văn Châu (khoa Côn Trùng học, Viện Côn trùng và Ký sinh trùng T.Ư) cho biết, bọ xít hút máu có vòi cong, sắc tương tự ong hay muỗi. Cơ thể to và dẹt, có màu nâu, loài này di chuyển chậm, chủ yếu là bò. Khi con người tìm thấy nó cũng không bay hay chạy mất mà chỉ nằm yên kể cả ban ngày hay đêm.







Có thể tìm kiếm loài bọ xít hút máu bằng cách vào ban đêm, tắt tất cả thiết bị điện và rọi bằng đèn pin tất cả các khe giường, tủ. Ngoài ra, nên chú ý đến trứng để diệt gốc. Trứng thường được đẻ và bám vào thành ngoài của giường tủ. Trứng to, chùm, màu trắng ngà nên dễ biết. Có thể diệt bằng cách thu lại cho vào túi và đốt đi hoặc giết tay.

Người bị bọ xít hút máu đốt có thể thường có triệu chứng buồn ngủ bất thường. Trên da có vết đốt bằng nửa đầu tăm màu đỏ, xung quanh bị thâm nhưng không sưng hay ngứa.


Bọ xít hút máu thuộc họ bọ xít ăn thịt sâu. Chúng sống bằng máu người và hút máu gia súc. Điều đặc biệt của bọ xít hút máu người là hút máu rất êm bởi khi đốt chúng sẽ truyền chất gây tê làm người bị đốt không có cảm giác gì.

Loài côn trùng này hút máu ngay cả khi là ấu trùng đến khi trưởng thành. Do tập tính thích bóng tối, chỗ ẩm thấp, nên chỗ sống của bọ xít hút máu là dưới đệm, chiếu hay ở khe giường hoặc tủ. Chúng sống im lặng, sinh sản với số lượng hạn chế và quần thể sống không đông.
[/img]

_________________
Quả bóng xanh , bay giữa trời xanh


Thứ 3 Tháng 6 29, 2010 4:53 pm
Xem thông tin cá nhân
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 6 10, 2010 8:03 pm
Bài viết: 16
Gửi bài 
Khoa Học » Phát Minh Ngiên Cứubillgate ( theo BeeNet )Sẽ gửi mẫu bọ xít hút máu người sang Mỹ kiểm tra?
Theo các chuyên gia côn trùng, loài bọ xít hút máu người ở Việt Nam hiện chưa phát độc như loài ở châu Phi, vì thế người dân không nên quá lo lắng. Tuy nhiên cũng cần biết cách phòng tránh nhằm hạn chế nguy cơ ở mức cao nhất.




Bọ xít hút máu người

Theo PGS. TS Nguyễn Văn Châu, Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương, cách thức đốt của bọ xít hút máu người hoàn toàn khác các loài bọ xít khác đó là cách đốt treo. Ví dụ ngồi đánh máy vi tính, con bọ xít sẽ hút phía mặt dưới tay theo dạng rơi lơ lửng.

Ở nước ngoài, loài côn trùng này đã được cảnh báo rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ở Việt Nam đến nay, loài này vẫn chưa được nghiên cứu một cách chi tiết, cụ thể.

Tại các nhà ở gần công viên, vườn cây hay dọc bờ sông nên làm lưới chắn côn trùng để ngăn bọ xít hút máu vào nhà. Khi đã phát hiện bọ xít hút máu có gần nhà nên lục soát cả nhà vào buổi đêm để loại trừ. Ngoài ra, vào mùa hè bật đèn điện sáng, nếu thấy có côn trùng vào nhà liền phải kiểm tra xem có loài này hay không.

Theo các chuyên gia, loài bọ xít hút máu người ở Việt Nam hiện chưa phát độc như loài ở châu Phi, vì thế người dân không nên quá lo lắng.

“Ở Việt Nam chưa thể phát hiện ra loài vi khuẩn nội bào Trypanosoma cruzi gây bệnh Chaga’s qua đường máu ở người bệnh. Tuy nhiên theo các chuyên gia nước ngoài, có thể ở Việt Nam với các điều kiện sống sẽ có sự thay đổi cơ chế gây bệnh. Vì thế tôi muốn gửi mẫu sang Mỹ xét nghiệm để kiểm tra kỹ” - TS Trương Xuân Lam cho hay.

PGS.TS PGS. TS Nguyễn Văn Châu khuyên khi bị bọ xít hút máu đốt, người dân nên rửa sạch vết đốt tránh viêm nhiễm bằng kem chống dị ứng côn trùng. Ngoài ra nên đi khám tại các khoa dị ứng hoặc Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Việt Nam.


Nguồn đọc thêm: http://xaluan.com/modules.php?name=News ... z0sIte7sA8

_________________
Quả bóng xanh , bay giữa trời xanh


Thứ 4 Tháng 6 30, 2010 10:34 am
Xem thông tin cá nhân
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 6 10, 2010 8:03 pm
Bài viết: 16
Gửi bài 
Xôn xao thông tin bọ xít hút máu người

Loài bọ xít hút máu người được tìm thấy tại Hà Nội. Ảnh: P.N.Sáng thức dậy, chị Hà (Đà Nẵng) thấy trên tay có 5-6 vết đốt lớn nhỏ, 4 giờ sau chỗ đó ngứa, đau, sưng to. Tìm trong màn không có muỗi nhưng chị thấy một con gì đó đen, to mà sau này chị mới biết nó là bọ xít hút máu người.


Không chỉ một lần, chị Hà bị đốt đến 3 lần, ở ngón tay, ngón chân, đầu, trán và gáy. Lần đầu chị bị đốt là vào tháng 3, đêm nằm ngủ chị có cảm giác như bị muỗi đốt. Sáng dậy thấy nhiều vết trên tay, nhưng chị lại không thấy con muỗi nào mà thấy một con côn trùng rất lạ. Lúc đó chị không để ý gì, tuy nhiên sau đó chỗ bị đốt ngứa, đau, sưng lên.

Vô tình chị lại thấy một con như thế nữa ở kẽ giường, thử search trên mạng với từ rệp thì chị thấy một con giống hệt con chị có, gây bệnh Chaga’s qua đường máu. Sợ quá, chị đến gặp bác sĩ da liễu, mang theo cả con này đến nhưng bác sĩ cũng không biết đó là con gì, chỉ kê cho chị thuốc kháng sinh, thuốc bôi...

"Nó cắn cả đầu, sưng to lên một cục, đau đến mức mình có cảm giác lờ đờ. Những chỗ bị đốt phải 10-12 ngày mới bớt sưng. Sợ quá, cứ cách mấy ngày lại thấy một con như thế nằm lăn quay đơ chết trong nhà. Nhưng hóa ra nó không phải là con rệp mà là bọ xít hút máu người", chị Hà kể lại.

Đến giờ chị vẫn chưa hết lo sợ mắc bệnh dù đã một tháng chị không thấy loại bọ xít này trong nhà. Nhưng cả chị và con đều bị đốt, đặc biệt sau đó chị luôn ở trong trạng thái buồn ngủ, người mệt.

Tiến sĩ Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam cho biết, theo ảnh chị Hà chụp lại thì đây đúng là loại bọ xít hút máu người. Đặc biệt, không chỉ riêng chị Hà, mấy ngày gần đây có nhiều người gọi điện đến chỗ ông hỏi về loại bọ xít này và tỏ ra rất lo lắng vì đã bị nó đốt.

Một cán bộ cùng phòng với tiến sĩ Lam là anh Phạm Huy Phong cũng từng bị loại bọ này cắn. Hai vợ chồng anh sống trong một căn nhà cấp 4 ở Nghĩa Đô. Một lần sáng thức dậy, anh thấy lưng có 2 vết đốt, sưng, to bằng ngón tay và phát hiện một con bọ xít hút máu người trên giường. Tìm trong cả nhà, anh phát hiện được 13 cá thể (ấu trùng và con trưởng thành).


"Người dân không cần quá lo lắng về loại bọ xít hút máu người này", tiến sĩ Trương Xuân Lam nói. Ảnh: P.N.

Loài bọ xít hút máu người này thường sống ở vùng trung du vì thế tiến sĩ Lam khá bất ngờ khi tìm thấy nó tại Hà Nội. Hai năm trước ông đã thu được mẫu ở một số khách sạn, nhà nghỉ ở Tam Đảo, Đại Nải (Vĩnh Phúc) và Ba Vì. Gần đây ông thu được một số mẫu ở Hà Nội như: ở quận Hà Đông, Nghĩa Đô (Cầu Giấy), một khách sạn ở Gia Lâm và ở Cầu Đất...

"Có khả năng chúng theo đồ đạc từ những người đi du lịch về, chứ không sống tại Hà Nội. Nhưng hiện nay tại Hà Nội, chúng tôi đã thu được cả ấu trùng và con trưởng thành chứng tỏ chúng đang sinh sôi nảy nở. Loại bọ xít này phát triển tốt nhất là trong điều kiện nóng, có thể đẻ 500 trứng trong một vòng đời", tiến sĩ Lam cho biết.

Ban ngày nó thường trốn rất kỹ ở kẽ giường, tủ..., chỉ hoạt động về ban đêm. Thức ăn là máu người và gia súc. Có thể nó xuất hiện trong nhiều gia đình, nhưng ít người để ý nên không biết.

Cũng theo ông, hiện Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về loại bọ xít hút máu người này nên khó có thể nói loại bọ xít này nhiều đến đâu. Tuy nhiên, trên thế giới, đây là một loài rất nguy hiểm vì là một trong những loại trung gian gây bệnh Chaga’s, bệnh về máu. Người bệnh có thể tử vong vì tắc nghẽn mạch máu, rung tim..., với các triệu chứng ban đầu là mệt mỏi, ngủ nhiều.

Tuy nhiên, "người dân không cần quá lo lắng vì thực tế tại Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào ở nước ta mắc bệnh do loài côn trùng này đốt. Nếu nhà nào có con côn trùng này sẽ phát hiện ra ngay, nó khá to, bò trên tường, khe giường, tủ... mặc dù có cánh nhưng hầu như không bay mà bò", tiến sĩ Lam nói



Nguồn đọc thêm: http://xaluan.com/modules.php?name=News ... z0sIvX1r4Q

_________________
Quả bóng xanh , bay giữa trời xanh


Thứ 4 Tháng 6 30, 2010 10:41 am
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 3 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010